Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Để điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất. Hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự, định hướng. tạo khuôn mẫu cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Bài học này sẽ giúp chúng ta tim hiểu về hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt" Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết.

- Tên các luật, bộ luật của Việt Nam

       + Bộ Luật dân sự

       + Bộ luật Tố tụng dân sự

       + Bộ luật Hình sự

       + Bộ luật Tố tụng Hình sự

       + Bộ luật hàng hải

       + Bộ luật Lao động...

- Một bộ luật mà em biết: Bộ luật Lao động

       + Phạm vi điều chỉnh: Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

       + Đối tượng áp dụng: 1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; 2. Người sử dụng lao động; 3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

& Khám phá

1. Hệ thống pháp luật Việt Nam

Em hãy quan sát sơ đồ trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi:

       1/ Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

- Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: Ngành Luật, Chế định pháp luật và Quy phạm pháp luật

       2/ Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào? 

- Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện bằng: Văn bản luật, văn bản dưới luật.

       3/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho cấu trúc của hệ thống pháp luật 

- Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

2. Văn bản pháp luật Việt Nam

a) Văn bản quy phạm pháp luật

Dựa vào sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam kết hợp đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có chứa các quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập. Chỉ các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng. Hình thức của văn bản quy phạm pháp luật gắn với nội dung, vấn đề pháp luật quy định. Tên gọi, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

       1/ Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó. 

- Luật giao thông được cơ quan ban hành là Bộ Giao thông vận tải

- Luật giáo dục được cơ quan ban hành là Bộ giáo dục và Đào tạo

- Luật kinh tế được ban hành bởi Bộ Công thương

       2/ Nếu các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn bản. 

- Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm:

       + Có chứa quy phạm pháp luật.

       + Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

       + Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

b) Văn bản áp dụng pháp luật

Em hãy quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

       1/ Nếu những điểm giống và khác nhau của các văn bản trên về thảm quyền ban hành, mục đích ban hành, đối tượng thực hiện và phạm vi áp dụng văn bản. 

- Điểm giống nhau là cả 2 đều là văn bản quy phạm pháp luật và đều có các đặc điểm:

       + Có chứa quy phạm pháp luật.

       + Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

       + Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

- Điểm khác nhau là:

       + Văn bản thứ nhất là văn bản dưới luật: Quyết định, mục đích ban hành là xử phạt vi phạm hành chính công ty kinh doanh thực phẩm TH

       + Văn bản thứ hai là văn bản luật: Hiến pháp, mục đích ban hành luật áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời. 

       2/ Hãy cho biết mỗi liên hệ giữa hai văn bản trên 

- Mối liên hệ của hai văn bản trên là: Văn bản thứ hai là cơ sở, nền tảng để văn bản thứ nhất áp dụng quy định luật mà tiến hành theo.

? Luyện tập

1. Theo em, các nhận định về văn bản quy phạm pháp luật sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật. 

Đúng vì báo cáo trên là báo cáo của Chính phủ và mục đích của nó là nêu lên những việc làm nên và không nên đối với việc bảo vệ trẻ em.

b. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản quy phạm pháp luật. 

- Sai vì quyết định xét xử của tòa án mang tính xử phạt các hành vi quy phạm pháp luật chứ không mang các quy tắc xử sự chung.

c. Hương ước, Lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.

- Sai. Vì làng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và lệ làng chỉ là quy tắc xử sự áp dụng trong phạm vi đơn vị nhỏ là một làng nhất định.

d. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật. 

- Đúng. Vì pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

e. Nghị quyết do Chính phủ ban hành không phải văn bản quy phạm pháp luật. 

- Đúng. Vì  Chúng được ban hành để giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

2. Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 – 6 – 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

c. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 – 9 – 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Công an – Bộ Giao thông vận tải – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lí các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng. 

- Văn bản thuộc về hệ thống pháp luật Việt Nam là:

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẳm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

3. Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do

a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ

b. Luật Xử lí vi phạm hành chính

c. Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

d. Nghị định của Chính phủ

e. Bản án, quyết định xét xử của Toà án

g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Văn bản quy phạm pháp luật: b, d, g.

- Là những văn bản nêu ra các quy tắc xự sự chung về một vấn đề, khía cạnh nào đó của cuộc sống mà công dân phải thực hiện.

Văn bản áp dụng pháp luật: a, c, e.

- Là những văn bản dựa vào pháp luật để đưa ra nhằm mục đích giúp cho công dân thực hiện pháp luật.

4. Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp

a. Hiến pháp năm 2013.

b. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ki doanh nghiệp.

c. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

d. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

e. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phân Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ

g. Luật Giáo dục năm 2019.

h. Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tin dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

Theo thứ tự từ hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp: a -> g -> c -> b -> d -> h

^ Vận dụng

1. Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục địch ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản. 

* Hiến pháp, luật, nghị quyết 

- Cơ quan ban hành: Quốc hội

- Mục đích: Ban hành luật pháp để công dân thực hiện và rèn luyện đạo đức có chuẩn mực

- Đối tượng: Công dân Việt Nam

- Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

* Lệnh, quyết định

- Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước

- Mục đích: Ban hành các điều lệnh và nghị quyết để công dân thực hiện

- Đối tượng: Công dân Việt Nam

- Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

2. Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó. 

- Nghị định này quy định, chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, bao gồm: Thời gian nghỉ hè của nhà giáo; phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự; chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.

Theo đó, quy định thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau:

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)