Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Mỗi chúng ta ai cũng sẽ phải giải quyết những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm.... phấn đấu cho các mục tiêu tài chính khác nhau và đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống. Để thực hiện tốt được những vấn đề đó, kiểm soát được tỉnh hình tài chính của bản thân và gia đình, mỗi người cần biết lập kế hoạch tài chính cá nhân. Bài học này sẽ giúp em biết được những kiến thức cơ bản về kế hoạch tài chính cả nhân, tầm quan trọng phải lập kế hoạch tài chính cá nhân và các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch.

 - Chi tiêu có kế hoạch giúp ta quản lí được tài chính của cá nhân và gia đình. Tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Sẽ không bị chi tiêu quá đà, mất kiểm soát.

- Chi tiêu không có kế hoạch sẽ khiến bản thân không quản lí được tài chính cá nhân. Dễ bị sa vào mua sắm những món đồ xa xỉ không cần thiết, đến khi cần mua một món đồ cần thiết thì lại không đủ tài chính để mua.

& Khám phá

1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân

Em hãy đọc câu chuyện của H để trả lời câu hỏi:

Là một sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, H vừa đi học vừa phải làm thêm đề có tiền trang trải. Đã 3 năm trôi qua, H vẫn vững vàng thực hiện mục tiêu học tập, đảm bảo cuộc sống nhờ có kế hoạch tài chính cá nhân.

Trước tiên là kế hoạch quản lí nguồn thu hằng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. H chia sẻ: Đe duy trì và cải thiện được nguồn thu phải học tốt để có học bổng và tăng thu nhập từ việc làm thêm để giảm bớt gành nặng cho bố mẹ.

Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo chi trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

       1/ Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là gì? 

- Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là: Là sinh viên, gia đình khó khăn, vừa đi học vừa phải làm thêm để có tiền trang trải.

       2/ H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó như thế nào? 

- Trước tiên là kế hoạch quản lí nguồn thu hàng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. H chia sẻ: Đã duy trì và cải thiện được nguồn thu phải học tốt để có học bổng và tăng thu nhập từ việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.

- Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo chi trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân

a) Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn

Em hãy đọc câu chuyện của M đề trả lời câu hỏi:

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến sinh nhật em trai M. Biết em rất thích chơi cầu lông. M vạch ra một kế hoạch sẽ tự minh tiết kiệm tiền đề mua bộ vợt cầu lông làm món quà tặng em. M tính toán: để mua được bộ vợt phải có khoảng 500.000 đồng. Hiện tại M đã để dành được 300 000 đồng, phần còn lại 200 000 đồng sẽ cố gắng tiết kiệm trong 20 ngày từ khoản tiền mẹ cho tiêu vật. Như vậy, mỗi ngày phải tiết kiệm được 10.000 đồng. M tự nhủ sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch này để mang lại niềm vui bất ngờ cho bố mẹ và em trai.

       Kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm đạt mục tiêu gì? Thời gian thực hiện bao lâu? Cách thực hiện như thế nào? 

- Mục tiêu: mua bộ vợt cầu lông

- Thời gian thực hiện: 20 ngày

- Cách thực hiện: mỗi ngày phải tiết kiệm được 10 000 đồng.

b) Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi:

Đến thăm bạn, Qrất ấn tượng với cuốn sổ ghi chép kế hoạch chi tiêu hằng ngày của H. Thấy vậy, H vui vẻ chia sẻ: “Thời gian qua, có lúc mình chi vượt quá mức cho phép nên minh đã đạt mục tiêu đảm bảo cần đối thu chi. Mình còn có mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong thời gian 5 tháng để thực hiện kế hoạch về thăm gia đình. Để đạt được các mục tiêu này, mình phải ghi chép cần thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi không cần thiết đồng thời có thể nhận công việc làm thêm theo giờ để có thêm một khoản thu nhập nhỏ". Q rất vui với kế hoạch của H.

       Kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu tài chính gì? Thời gian thực hiện có điểm gì khác so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? Cách thực hiện như thế nào? 

- Tiết kiệm một khoản tiền trong thời gian 5 tháng để thực hiện kế hoạch về thăm gia đình.

- Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

- Để đạt được các mục tiêu này, H phải ghi chép cẩn thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi không cần thiết đồng thời có thể nhận công việc làm thêm theo giờ để có thêm một khoản thu nhập nhỏ.

c) Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:

Nhờ việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, trong suốt năm học lớp 9, M đã tiết kiệm được 1,5 triệu đồng để tham gia khoá bồi dưỡng tiếng Anh trong dịp hè. Để thực hiện được mục tiêu này, em đã xây dựng kế hoạch, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn như mỗi tháng có thể tiết kiệm được 100 000 đồng từ việc tính toán chi tiêu các khoản tiền mẹ cho hàng tháng. Ngoài ra, em còn thực hiện mục tiêu trung hạn, xin mẹ 5 chủ gà con nuôi trong 4 tháng để bán lấy tiền. M rất vui với kết quả này và dự định sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch tài chính cá nhân khác.

       Kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9 nhằm mục tiêu gì? Thời gian thực hiện so với kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có điểm gì khác biệt? Cách thực hiện như thế nào? 

- Nhờ việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, trong suốt năm học lớp 9, M đã tiết kiệm được 1,5 triệu đồng để tham gia khóa học bồi dưỡng tiếng Anh trong hè.

- Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên, trong đó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.

- Để thực hiện được mục tiêu này, M đã xây dựng kế hoạch, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn như mỗi tháng có thể tiết kiệm được 100 000 đồng từ việc tính toán chi tiêu các khoản tiền mẹ cho hằng tháng. Ngoài ra, M còn thực hiện mục tiêu trung hạn, xin mẹ 5 chú gà con nuôi trong 4 tháng để bán lấy tiền. M rất vui với kết quả này và dự định sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch tài chính cá nhân khác.

3. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H đề trả lời câu hỏi:

Q có hoàn cảnh gia đình thuận lợi hơn nên ít quan tâm đến việc chi tiêu có kế hoạch. Trong khi H có kế hoạch chi tiêu cụ thể, cần nhắc những khoản chi phi cần thiết phục vụ cho đời sống, học tập và tuân thủ thực hiện kế hoạch thì Q lại thoải mái mua sắm những thứ minh mong muốn, có khi còn tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí, phải hỏi vay tiền H. Thấy H duy trì việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chính lãnh mạnh, không lăng phí, không bị thâm hụt, nợ nần, lại còn có tiền tiết kiệm Q rất nể phục và tự nhủ phải bất tay vào việc xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình ngay.

       1/ Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống như thế nào? H đã tự chủ trong cuộc sống ra sao và được bạn bè tôn trọng thế nào? 

- Việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân giúp H biết cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lí. H có kế hoạch chi tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho đời sống, học tập và tuân thủ thực hiện kế hoạch 

- Thấy H duy trì việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chinh lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, nợ nần, lại còn có tiền tiết kiệm Q rất nể phục và tự nhủ phải bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình ngay.

       2/ Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã mang lại những hậu quả gì cho Q? 

- Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã khiến Q chi tiêu vượt mức, tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí, phải vay tiền H.

4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện thành công kế hoạch này, cần thực hiện một số bước cơ bản sau đây

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:

Lên lớp 10, nhà xa trường nên M phải trọ ở phố huyện để học. Hằng tháng. M được bổ mẹ chu cấp cho một khoản tiền và dặn dò phải tính toán chi tiêu cho hợp lí. M đã tìm hiểu, học hỏi các anh chị lớp trên có hoàn cảnh như minh và được hướng dẫn cách lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Đầu tiên, phải xác định mục tiêu của kế hoạch, dựa vào đó đề lên kế hoạch thực hiện.

M đặt ra mục tiêu phải cân đối thu chi từng tháng sao cho mức chi tiêu không vượt quá số tiền cho phép. Tiếp đến là mục tiêu tiết kiệm trong 3 tháng được 400 000 đồng đề mừng tuổi ông bà, bố mẹ nhân dịp Tết cổ truyền và mục tiêu trong 9 tháng khi kết thúc năm học sẽ có được 800 000 đồng để mua xe đạp mới. Việc xác định các mục tiêu tài chính giúp M có động lực và định hưởng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

       1/ Trong một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính cần thực hiện là gì? Thời gian thực hiện các mục tiêu đó trong bao lâu? 

- Xác định mục tiêu tài chính: tiết kiệm 400 000 đồng để mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Tiết kiệm 800 000 đồng đề mua xe đạp mới.

- Thời gian thực hiện: 3 tháng và 9 tháng.

       2/ Theo em, việc xác định mục tiêu tài chính đó có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. 

- Việc xác định mục tiêu tài chính giúp ta có động lực và định hướng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:

Đề thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân, M phải tiến hành ghi chép tất cả các khoản thu chi bao gồm:

Các khoản thu: là số tiền bố cho hàng tháng, tiền kiếm được từ việc làm phụ thêm ở mẹ cho rằng tháng, kiểm cho cô chủ nhà trọ.... để biết số tiền minh có, được phép chi tiêu là bao nhiêu.

Các khoản chi: là những khoản chi thiết yếu cho ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, cước điện thoại, mua sắm những vật dụng cần thiết.... Ngoài ra, còn có những khoản chi phát sinh khác như vui chơi, mua thêm truyện, sách, báo,...

Từ đó, M phân tích được những khoản chi thường xuyên thiết yếu, những khoản phát sinh không thực sự cần thiết để xác định chính xác các định mức chi tiêu trong bàn kế hoạch tài chính, phân bố hợp lí nguồn thu, ưu tiên cho các khoản chi thường xuyên thiết yếu và chỉ thực hiện mục tiêu tiết kiệm trong phần tiền còn lại.

M tâm sự: Điều quan trọng là phải kiểm soát được việc chỉ tiêu, Nếu có lí do đột xuất khiến việc chi tiêu trong một ngày/tuần/tháng quá mức quy định thì phải điều chỉnh ngay trong ngày/tuần/tháng tiếp theo bằng cách cắt giảm chi tiêu đề bù lại. Dù thực hiện mục tiêu tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì các nhu cầu thiết yếu để đảm bảo sức khoẻ và học tập tốt.

       1/ M đã làm thế nào để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình? 

- Để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình, M đã tiến hành ghi chép tất cả các khoản thu chi. Từ đó phân tích xem những khoản nào thiết yếu, những khoản nào phát sinh không cần thiết để có thể điều chỉnh, phân bổ thu chi hợp lí.

       2/ Theo em, việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò thể nào trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân? 

- Việc theo dõi và kiểm soát chi thu có vai trò quan trọng trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Nó giúp chúng ta kiểm soát và theo dõi tiến độ kế hoạch tài chính, để có thể thực hiện kế hoạch thành công.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chỉ cá nhân

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi.

M tâm sự. Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cần tuân thủ quy tắc quan trọng là phải cân đối thu chi, các định mức chi không được vượt quá số tiền đang có.

Với mục tiêu tiết kiệm, đòi hỏi phải đặt ra quy tắc phân bố nguồn thu đang có cho các khoản chi như thế nào để vừa đàm bảo các chỉ tiêu thiết yếu, các khoản chi phát sinh lại vừa có tiết kiệm.

Có nhiều cách phân chia tuy theo từng người, riêng M đã chia theo quy tắc: 80/13/7.  Theo đó, với thu nhập hàng tháng bố mẹ cho là 3 triệu M dành 80% cho các khoán chi thiết yếu hàng tháng (2 400 000đ), 13% dành cho những khoản chi phát sinh khác (390 000đ) và 7% đề tiết kiệm (210 000đ). Trong đó có quy tắc tiết kiếm chủ yếu dựa trên tiết giảm những khoản chi không thiết yếu, không được cắt giảm các khoản chi thiết yếu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và kết quả học tập.

Ngoài ra, với mục tiêu tăng khoản thu từ việc kiếm thêm cũng phải tuân thủ quy tắc không được ảnh hưởng đến việc học tập.

       1/ M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân ? 

- M đã thiết lập nguyên tắc: 80/13/7. Theo đó, từ thu nhập hàng tháng bố mẹ cho, M dành 80% cho các khoản chi thiết yếu hằng ngày, 13% dành cho những khoản chi phát sinh khác và 7% để tiết kiệm.

- Không cắt giảm các khoản chi thiết yếu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

- Với mục tiêu tăng khoản thu từ việc kiếm thêm cùng phải tuân thủ quy tắc không được ảnh hưởng đến việc học tập. 

       2/ Theo em, việc thiết lập quy tác thu chi cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? 

- Việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân giúp định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:

M tâm sự, sau khi lập được kế hoạch tài chính cá nhân điều quan trọng là phải thực hiện kế hoạch đó thành công và hiệu quả.

Trước hết phải quyết tâm làm theo kế hoạch đã đề ra. Chẳng hạn, nếu có một khoản chi đột xuất ngoài dự kiến cần có kế hoạch để bù đắp lại ngay từ việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Nếu nhu cầu thực tế có thay đổi, M lại cập nhật và điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp. Nhờ vậy. M đang thực hiện rất thành công các mục tiêu tài chính đã đề ra.

       1/ M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào? 

- M đã quyết tâm làm theo kế hoạch đã đề ra. Ví dụ như khi có một khoản chi đột xuất ngoài dự kiến cần có kế hoạch để bù đắp lại ngày từ việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Nếu nhu cầu thực tế thay đổi cần cập nhật và điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp.

       2/ Theo em việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa như thể nào? 

- Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra giúp chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả và thành công.

? Luyện tập

1. Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao ?

a. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm. 

- Đúng. Vì lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta kiểm soát được thu chi, từ đó tiết kiệm được tiền để thực hiện những mục tiêu khác.

b. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân. 

- Sai. Vì nội dung quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân không chỉ năm ở tăng thu nhập. Kế hoạch tài chính giúp chúng ta quản lý tốt tài chính của mình, từ đó thực hiện các mục tiêu mà mình mong muốn.

c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân đề có phương án dự phòng tốt cho tương lai. 

- Đúng. Vì khi có kế hoạch tài chính, chúng ta sẽ có phương hướng và cách làm cụ thể, từ đó khi có những biến cố xảy ra trong tương lại đều có thể xử lý tốt.

d. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân. 

- Đúng. Lập kế hoạch tài chính giúp chúng ta có thể chi tiêu hợp lý, tránh tiêu sài hoang phí, vượt quá mức thu của bản thân dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

2. Em có nhận xét gì về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của các nhân vật trong những trường hợp sau?

a. Từ khi lập kế hoạch tài chính cá nhân để tiết kiệm một khoản tiền, K sống rất tằn tiện, không dám mua gi vì sợ tốn tiền, sẽ không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. 

- Cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của K là sai. Vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân cần đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hằng ngày của bản thân.

b. Y là người nhiều lần để ra kế hoạch tài chính nhưng chẳng mấy khi thực hiện được. 

- Y vẫn chưa có quyết tâm đồng thời chưa lập ra những quy tắc để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mình.

c. Tứ khi có kế hoạch tài chính cả nhân, mỗi khi đi chợ. D đều viết sẵn những thứ cần mua ra giấy để mua đúng những thứ cần thiết. 

- D thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lý, hiệu quả cao.

d. Mặc dù có thu nhập khá cao nhưng cô X vẫn giữ thói quen lập kế hoạch tỉ mỉ cho các khoản chi tiêu trong gia đình. 

- Cô X đã giữ một thói quen tốt, điều đó giúp cô quán xuyến gia đình một cách tốt hơn.

3. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận các chủ đề sau:

a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm tốt cuộc sống. 

- Tiết kiệm chi tiêu là vô cùng quan trọng. Tiết kiệm chi tiêu chính là xây dựng quỹ dự phòng để kịp thời giải quyết các tình huống bất ngờ có thể xảy ra và giúp bạn phần nào khi gặp khó khăn như bệnh, hư xe,... Nếu trong người luôn có sẵn tiền dự phòng tất nhiên bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì không phải lo những điều khó khăn bất ngờ xảy ra. Và cũng không băn khoăn chọn lựa những món đồ mà bạn muốn mua hay những địa điểm vui chơi vì nếu tiết kiệm tiền, bạn có thể chi cho bản thân mình một cách thoải mái hơn, nhớ chăm sóc tốt cho bản thân nhiều hơn.

b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân. 

- Học cách tiết kiệm chi tiêu, thực hiện tiêu dùng thông minh sẽ giúp bạn cải thiện được cuộc sống của bản thân và gia đình. Nếu như bạn có kế hoạch muốn mua xe, tu sửa nhà cửa hay mua nhà mới... thì càng cần phải thực hiện tiêu dùng thông mình để kế hoạch tài chính, mục tiêu của kế hoạch tài chính được thực hiện hiệu quả và thành công.

4. Xử lí tình huống

a. X và V là đôi bạn thân. Thấy X hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm đề có tiền mua sách, quà sinh nhật cho em, đóng học phí lớp bồi dưỡng Tin học. V góp ý với bạn: "Sao cậu cứ bận tâm lo tiết kiệm vậy? Mình đang là học sinh nên tập trung vào việc học tập, không nên nghĩ đến chuyện tiền bạc".

Nếu là X, em sẽ giải thích với V thế nào? 

- Nếu là X, em sẽ giải thích với V rằng mình muốn thực có kế hoạch chi tiêu hợp lý để thực hiện những mục tiêu đặt ra mà không gây ảnh hưởng hay hao phí tiền của bố mẹ. Vậy nên mình pahir tính toán để thực hiện kế hoạch chi tiêu sao cho vừa đạt được mục tiêu vừa không ảnh hưởng đến việc học tập.

b. Bồ đi làm xa, mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà, chăm sóc em H đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chỉ tiểu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm, ra ngoài án quân, còn mua thêm mấy món khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. T chợt thấy lo lắng, nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3 – 4 ngày là hết tiền. Vậy những ngày còn lại sẽ ra sao nếu mẹ chưa về?.

Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu thế nào trong những ngày tiếp theo? 

- Nếu là T, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cụ thể. Chia khoản tiền còn lại ra thành các phần cho từng ngày. Mỗi ngày sẽ chỉ tiêu những khoản tiền thiết yếu trong sinh hoạt và đều ghi chép lại để nếu thấy chỗ nào không hợp lí, sẽ điều chỉnh lại cho chi tiêu ngày hôm sau.

^ Vận dụng

1. Em hãy viết bài kể về một trường hợp chi tiêu có kế hoạch trong cuộc sống và bài học rút ra cho bản thân. 

Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:

- Trường hợp chi tiêu có kế hoạch mà em kể đến là ai?

- Mục tiêu của người đó là gì?

- Thời gian thực hiện kế hoạch trong bao lâu?

- Người đó đã lập kế hoạch tài chính như thế nào?

- Người đó đã thực hiện kế hoạch tài chính của mình như thế nào?

- Kết quả của kế hoạch tài chính ra sao?

- Em rút ra được bài học gì cho bản thân?

2. Giả định em có mục tiêu tài chinh tiết kiệm được 200 000 đồng trong một tháng. Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân đề thực hiện mục tiêu này và chia sẻ với các bạn. 

Kế hoạch tiết kiệm 200 000 đồng.

- Mục tiêu: tiết kiệm được 200 000 đồng.

- Thời gian thực hiện: < 1 tháng.

- Cách thực hiện: Mỗi ngày cố gắng tiết kiệm 10 000 đồng. Chỉ chi tiêu cho những thứ thiết yếu trong học tập. Giảm những chi tiêu không cần thiết.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)