Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Tín dụng có vai trò là cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển. Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm và vai trò của tín dụng, nhận biết được vai trò của tín dụng để tham gia, sử dụng các dịch vụ tín dụng một cách hiệu quả và trách nhiệm,

Em hãy chia sẻ hiểu biết về lợi ích của việc gửi và vay tiền ở ngân hàng?

- Gửi và vay tiền ở ngân hàng sẽ giải quyết nhu cầu về tài chính của chúng ta một cách an toàn, nhanh chóng, có nhiều chính sách và ưu đãi, kèm theo đó là nhiều dịch vụ tiện ích. Nếu trong nhiều trường hợp như sinh viên hay nông dân thì còn được vay vốn với lãi suất thấp.

& Khám phá

1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng

Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi.

Để có thêm vốn thực hiện dự án trồng rau sạch, anh A quyết định đến ngân hàng đề nghị được vay tiếp. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trăng vay, trong quá khứ anh A luôn trả nợ đúng thời hạn, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu cong với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh A cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay công thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng.

1. Nội dung quan hệ vay mượn giữa anh A và ngân hàng là gì? Căn cứ vào những điều gì để ngân hàng quyết định cho anh A vay tiền? 

- Thêm vốn thực hiện dự án trồng rau sạch.

- Căn cứ vào: mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoản trả nợ vay, trong quá khứ anh A luôn trả nợ đúng thời hạn. => Ngân hàng quyết định cho anh A vay tiền

2/ Trong hợp đồng vay tiền, anh A cam kết phải hoàn trả lại ngân hàng với nội dung như thế nào? Việc hoàn trà này có bắt buộc không? Vì sao? 

- Trong hợp đồng vay tiền, anh A cam kết phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng.

- Việc hoàn trả này có bắt buộc vì đây tiền của nhà nước cho người dân vay mượn để xây dựng cuộc sống.

2. Vai trò của tín dụng

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi.

a. Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vẫn lớn thông qua nhân các khoản tiền tạm thời nhận rồi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội rồi cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay.

Thông tin trên cho thấy tín dung tập trung, cung cấp nguồn vốn và đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả cho nền kinh tế như thế nào? 

- Qua thông tin ta thấy tín dụng cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay.

b. Từ nhiều năm nay, chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến với giảng đường đại học. Nhờ được vay ưu đãi, các em có kinh phí để hoàn thanh khoá học, có thêm cơ hội tìm được việc làm và phát triển bản thần, có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng

Thông tin trên cho thấy tn dụng giúp nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế – xã hội như thế nào? 

- Qua thông tin ta thấy chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến với giảng đường đại học. Nhờ được vay ưu đãi, các em có kinh phí để hoàn thành khoá học, có thêm cơ hội tìm được việc làm và phát triển bản thân, có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.

c. Nhờ chương trinh cho vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá của Chính phủ triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, các đội đánh bắt ca đã có thêm những chiếc tàu công suất lớn bám biển vươn khơi, tạo nguồn lực cho ngư dân làm kinh tế, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của quốc gia.  

Thông tin trên cho thấy tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, tiêu dùng phát triển, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân như thế nào? 

- Qua thông tin ta thấy nhờ chương trình cho vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá của Chính phủ triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, các đội đánh bắt cá đã có thêm những chiếc tàu công suất lớn bám biển vươn khơi, tạo nguồn lực cho ngư dân làm kinh tế, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của quốc gia.

? Luyện tập

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Tại sao?

a. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định. 

- Đồng tình. Vì tín dụng cũng là một hình thức cho vay vốn với lãi suất nhất định.

b. Khi tham gia hoạt động tín dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thị trả thế nào cũng được. 

- Không đồng tình. Vì khi vay tín dụng cũng phải trả lãi suất theo hợp đồng quy định ban đầu.

c. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng, đưa ra quyết định cho vay. 

- Đồng tình. Vì để xác nhận xem họ có đủ khả năng để chi trả tiền lãi và vốn đã vay không.

d. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro. 

- Đồng tình. Vì cho vay tự phát sẽ không có hợp đồng thống nhất, dễ bị lừa gạt.

2. Em hãy cho biết các nhân vật trong các tình huống sau đây nhận định đúng hay sai. Vì sao?

a. Được từ vẫn vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi nhưng bác M đắn đo vì ngại phải lo nhiều thủ tục và nếu việc chăn nuôi không thuận lợi sẽ không có đủ tiền để trả nợ. 

- Bác M đắn đo là đúng vì bác M không chắc chắn là mình sẽ kinh doanh thành công và bác sợ nếu thua lỗ sẽ không có tiền để trả tiền lãi.

b. T đã tư vấn cho bạn đến vay tiền ở một quỹ tín dụng đen minh quen biết vi cho rằng đó là nơi vay tiền nhanh chóng, thủ tục vay đơn giản nhất, không phức tạp như vay ở ngân hàng. 

- T đã sai vì vay ở một quỹ tín dụng đen, không chính thống sẽ dễ bị lừa và phải trả với lãi suất rất cao.

c. Bà Q vay ngân hàng 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên khi đến hạn phải trả nợ, ba đã đến ngân hàng, đề nghị gia hạn thêm 6 tháng nữa. 

- Bà Q đã làm đúng vì đến ngân hàng gia hạn thêm, nếu được sự đồng ý của ngân hàng thì mình có thể tiếp tục cố gắng trong 6 tháng để trả được khoản vay đó.

3. Em hãy cho biết các hoạt động tín dụng sau đã tác động như thế nào đến đời sống xã hội:

a. Các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng lãi suất cho vay. 

- Các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng lãi suất cho vay dẫn đến người dân không đủ vốn để kinh doanh và xoay sở cuộc sống

b. Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi. 

- Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi dẫn đến ngân hàng nhà nước bị thua lỗ tiền lãi vì lãi suất tiền gửi của ngân hàng nhà nước vẫn giữ nguyên.

c. Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo để tổ chức kinh doanh. 

- Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo để tổ chức kinh doanh: Giúp họ có nguồn vốn để kinh doanh, để làm ăn, tăng gia sản xuất từ đó làm tiền đề để vươn lên trong cuộc sống, thay đổi chất lượng cuộc sống.

4. Xử lí tình huống

a. Dành dụm được 100 triệu đồng, chị B có ý định mang gửi tiết kiệm ở ngân hàng đề được hưởng lãi suất 6,8%/năm. Tính cờ biết bà T trong xóm đang lo thủ tục để vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, chị B đắn đo suy tính "Hay là minh cho bà T vay để được hưởng lãi suất cao hơn, còn bà T thì đỡ phải lo hồ sơ thủ tục đề vay tiền của ngân hàng.

Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao? 

- Theo em, chị B nên gửi ngân hàng để đảm bảo tính an toàn, khi cho bà T vay, sẽ không có ai đảm bảo tính an toàn cho khoản tiền của chị B, dễ dẫn đến tranh chấp, thậm chí chị B còn có thể mất khoản tiền cho vay.

b. Trong xóm có bà Y đang vận động mọi người cho vay tiền sẽ được hưởng lãi suất rất cao so với gửi ngân hàng đề bà lấy vốn đầu tư kinh doanh. Bác hàng xóm tin tưởng, rủ mẹ H cho bà Y vay tiền. H muốn ngăn mẹ không cho bà Y vay tiền.

Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào? 

- Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ là: Mẹ không nên làm như vậy vì không đảm bảo được rằng bà Y có kinh doanh thành công và đủ tiền chi trả lại suất hay không. 

c. Năm nay, D vừa thì đỗ đại học nhưng mẹ băn khoản không biết có nên cho D đi học không, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí. Bắc K hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đình D nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ D sợ không trả được.

Nếu là D, em sẽ làm gì? 

- Nếu là D, em sẽ khuyên mẹ nên đến ngân vay tiền vì ngân hàng có chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên đi học, với lãi suất thấp và độ an toàn rất cao.

^ Vận dụng

1. Em hãy tìm hiểu và viết bài về sự hỗ trợ của tin dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong đời sống xã hội và chia sẻ với các bạn. 

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân DN và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả về điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Quan hệ tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay. Nói cách khác, biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.

Tiếp cận tín dụng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thành công của các doanh nghiệp. Việc tiếp cận đầy đủ nguồn tín dụng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.

2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của minh về nhận định: "Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên chữ tín". 

Tín dụng được định nghĩa rõ ràng là sự thể hiện cho mối quan hệ vay và cho vay. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặc tiền.

Mối quan hệ vay và cho vay này có những quy định và ràng buộc cụ thể như vay tín chấp hay vay thế chấp. Bên cạnh đó, tín dụng thì luôn gắn với lãi suất. Những khoản vay tín dụng đều được áp lãi suất theo quy định của bên cho vay mà người vay muốn vay phải chấp nhận thực hiện.

Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ nhưng bản chất của quan hệ tín dụng vẫn không thay đổi. Đó là quan hệ dựa trên chữ tín và được cụ thể hóa bằng các điều khoản trên hợp đồng, hay các điều lệ do hai bên thương lượng và lập thành.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)