Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 3: Thị trường

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn tới những biến đổi sâu sắc của hệ thống thị trường trên toàn thế giới. Đất nước ta cũng đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, khi tham gia thị trường với những vai trò khác nhau, mỗi chúng ta cần hiểu rõ bản chất, chức năng của thị trường và các vấn đề liên quan.

Em cùng các bạn sắm vai người mua và người bán trong một cửa hàng bản đồ dùng học tập, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

       1/ Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là gì?

- Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là học sinh, sinh viên, trí thức,...

       2/ Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng này là ai?

- Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng gồm 2 chủ thể là: chủ thể tiêu dùng và chủ thể trao đổi – phân phối.

& Khám phá

1. Khái niệm thị trường

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

S sinh ra và lớn lên ở một thôn nhỏ trên cao nguyên Bắc Hà. Khó có thể hình dung được rằng, mấy chục năm về trước, nơi đây hầu như không có mua bán, trao đổi hàng hoả. Giờ đây, quê hương của S được vi như một Sa Pa thu nhỏ với thung lũng hoa cắt cánh nở rộ, nhuộm sắc tím mênh mông, tạo thành một vùng thị trường dược liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những đồi hoa cát cánh thơ mộng còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương. Nơi đây tấp nập thị trường mua bán nguồn dược liệu quý từ cây cát cảnh và kinh doanh dịch vụ du lịch, chụp ảnh, bán vảy, áo, khăn, túi thổ cầm.... S còn cùng các bạn lập một trang mạng riêng để quảng bá và kinh doanh sản phẩm của quê hương, chia sẻ niềm tự hào về sự đổi thay ki diệu ở nơi mình sinh sống.

       1/ Sự thay đổi của quê hương S diễn ra như thế nào? Em hãy mô tả những hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ trên quê hương S.

- Sự thay đổi của quê S diễn ra một cách toàn diện và nhanh chóng, nhất là trong hoạt động trao đổi mua bán. Hiện nay, quê hương của S được ví như một Sa Pa thu nhỏ với thung lũng hoa cát cánh nở rộ, nhuộm sắc tím mênh mông, tạo thành một vùng thị trường dược liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những đồi hoa cát cánh thơ mộng còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương. Nơi đây tấp nập thị trường mua bán nguồn dược liệu quý từ cây cát cánh và kinh doanh dịch vụ du lịch, chụp ảnh, bán váy, áo, khăn, túi thổ cảm....

        2/ Mục đích của các hoạt động đó là gì?

- Mục đích của các hoạt động đó chính là để trao đổi và mua bán.

- Khi tham gia hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, bà con phải giải quyết những mối quan hệ kinh tế như: mối quan hệ cung – cầu, cạnh tranh, cần xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng,...

2. Các loại thị trường

Em hãy đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi:

Trong thời kì đổi mới, các loại thị trường ở Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Thị trường tư liệu tiêu dùng về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới giày dép, quần áo, gạo, cà phê, thuỷ – hải sản.... Thị trường tiền tệ, sức lao động, khoa học và công nghệ cũng từng bước được phát triển ?

        1/ Em hãy xác định các loại thị trường trong thông tin trên.

- Các loại thị trường trong thông tin trên là: Thị trưởng tư liệu tiêu dùng, thị trường tiền tệ, sức lao động, khoa học và công nghệ.

       2/ Theo em, ngoài ra còn có những loại thị trường nào khác ?

- Theo em, ngoài ra còn có những loại thị trường khác như: Thị trường lúa gạo, thị trường du lịch, thị trường tiền tệ, thị trường dầu mỏ, thị trường chứng khoán,...

3. Các chức năng cơ bản của thị trường

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) Ban Giám đốc Công ty may A vừa nhận được thông tin báo cáo về tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty trên thị trường.

Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp tương đối ổn định: Riêng sản phẩm áo sơ mi nam màu xanh, chất liệu kate giả bản 400 000 đồng/áo, tháng trước bán được rất nhiều nhưng hiện sức mua đang chững lại. Sản phẩm mới – áo sơ mi nam dài tay, kẻ ô vuông, chất liệu cotton bán với giá 550 000 đồng/áo được nhiều khách hàng ưa chuộng. Thông tin thị trường trên khiến Ban Giám đốc công ty phải xem xét, điều chỉnh kế hoạch. gia tăng sản xuất mặt hàng sơ mi chất liệu cotton, cắt giảm sản xuất áo chất liệu kate.

(2) Tại thời điểm năm X, có nhiều biến động lớn trong ngành chăn nuôi lợn. Vào giữa năm, dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến người chăn nuôi lo ngại, bản chạy, dẫn đến nguồn cung thịt lợn tăng đột biến, giả thịt lợn giảm sâu, có nơi chỉ còn 30 000 đồng/kg.

Vào cuối năm, đàn lợn cả nước giảm mạnh, khiến giá thịt lợn tăng vọt, đạt mức kỉ lục trong lịch sử, có lúc lên tới 280 000 đồng/kg. Do không được tái đàn, người sản xuất chuyển sang nuôi các loại gia súc, gia cầm khác để đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm trên thị trường, người tiêu dùng cũng giảm nhu cầu tiêu thụ thịt lợn đề lựa chọn các thực phẩm khác. Khi dịch tả lợn châu Phi tạm lắng, nhiều hộ chăn nuôi đã tái đàn. góp phần bình ổn dần giá thịt lợn.

       1/ Ở thông tin 1, sản phẩm áo sơ mi kẻ ô vuông, chất liệu cotton được thị trường thừa nhận như thế nào? Thị trường đã cung cấp thông tin gì khiển Ban Giám đốc Công ty may A phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất?

- Ở thông tin 1: Sản phẩm mới – áo sơ mi nam dài tay, kẻ ô vuông, chất liệu cotton bán với giá 550 000 đồng/áo được nhiều khách hàng ưa chuộng.

- Thị trường cung cấp thông tin: "Sơ mi nam màu xanh, chất liệu kate giá bán 400 000 đồng/áo, tháng trước bán được rất nhiều nhưng hiện sức mua đang chững lại.""Sản phẩm mới – áo sơ mi nam dài tay, kẻ ô vuông, chất liệu cotton bán với giá 550 000 đồng/áo được nhiều khách hàng ưa chuộng."

=> Thông tin thị trường trên khiến Ban Giám đốc công ty phải xem xét, điều chỉnh kế hoạch, gia tăng sản xuất mặt hàng sơ mi chất liệu cotton, cắt giảm sản xuất áo chất liệu kate.

       2/ Thông tin 2 cho thấy việc sản xuất và tiêu dùng thịt lợn được thị trường kích thích/hạn chế như thế nào?

- Thị trường kích thích việc sản xuất và tiêu dùng: "Vào giữa năm, dịch tả lợn Châu Phi bùng nhe khiến người chăn nuôi lo ngại, bán chạy dẫn đến nguồn cung thịt lợn tăng đột biến, giá thịt lợn giảm sâu, có nơi chỉ còn 30 000 đồng/kg. Vào cuối năm, đàn lợn cả nước giảm mạnh, khiến giá thịt lợn tăng vọt, đạt mức kỉ lục trong lịch sử, có lúc lên tới 280 000 đồng/kg."

 - Thị trường hạn chế sản xuất và tiêu dùng: "Khi dịch tả lợn châu Phi tạm lắng, nhiều hộ chăn nuôi đã tái đàn, góp phần bình ổn dân giá thịt lợn."

? Luyện tập

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao ?

a. Thị trường bao giờ cũng gắn với một địa điềm cụ thể như chợ, cửa hàng, siêu thị,.....

b. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hàng hoả để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

c. Chỉ có người sản xuất hàng hoá mới cần đến thị trường.

d. Chức năng của thị trường là cung cấp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

e. Những thông tin trên thị trường giúp người sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng hoá.

- Em đồng tình với ý kiến a, b, d, e. Vì chợ, cửa hàng, siêu thị là địa điểm để thực hiện hoạt động trao đổi, mua bán. Thị trường sẽ giúp người sản xuất hàng hóa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

- Em không đồng tình với ý kiến c vì thị trường diễn ra cả hoạt động sản xuất, buôn bán, trao đổi hàng hóa.

2. Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong những trường hợp sau?

a. Một công ty cử hai nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài. Người thứ nhất ghi trong báo cáo: "Địa điểm X là thị trường không có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam". Người thứ hai báo cáo: "Địa điểm X là thị trường rất có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như chưa được biết đến hoa quả Việt Nam".

- Người thứ 2 đưa ra tiềm năng thị trường rất hợp lí vì khi người dân không biết nhiều về loại trái cây đó họ sẽ tò mò và muốn dùng thử loại trái cây đó. Và nếu sản phẩm trái cây hợp thị hiếu khách hàng ở đó thì sẽ là cơ hội phát triển rất lớn.

b. Để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty, lãnh đạo và các nhân viên của Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đề xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Y đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Họ là những nhà kinh doanh thông minh vì họ biết tìm hiểu thị trường biết được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại để từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhất là trong hoàn cảnh nhu cầu của người tiêu dùng càng ngày càng cao, việc thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là hoàn toàn hợp lí để duy trì và nâng cao doanh thu cho công ty.

3. Xử lí tình huống

a. Gia đình K có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. K muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội đề bán được nhiều hơn những mẹ không đồng ý vì cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng.

Nếu là K, em sẽ nói với mẹ thế nào?

- Nếu là K em sẽ giới thiệu cho mẹ các nhãn hàng, thương hiệu lớn vẫn có hình thức buôn bán trực tuyến. Và chỉ ra những nhu cầu của người dân hiện nay rất thích mua sắm trực tuyến vì tiết kiệm thời gian đi lại và không tụ tập trước tình hình dịch bệnh như hiện nay. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ phát triển và hầu hết con người ai cũng sử dụng điện thoại để lướt web đây là một lợi thế để quảng bá sản phẩm của cửa hàng.

b. Quê hương H là một vùng trù phủ trái cây nhưng chủ yếu chỉ bán ở thị trường trong nước, có loại trái cây được mùa nhưng không tiêu thụ được. Trong giờ học, cô giáo yêu cầu nhóm của H thảo luận và đề xuất cách để những trái cây của quê hương tiếp cận được thị trường thế giới.

Nếu là thành viên trong nhóm H, em sẽ đề xuất những biện pháp gì?

- Nếu là thành viên trong nhóm H, em sẽ giới thiệu những loại trái cây ở quê hương mình, chúng có gì khác so với những loại trái cây khác và chất lượng tốt ra sao để mọi người biết tới. Và để mọi người kiểm chứng những gì mình giới thiêu, em sẽ cho khách hàng tiềm năng dùng thử những trái cây đó. Mặt khác, em sẽ chế biến nhiều sản phẩm khác từ những trái cây đó để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn như: trà có hương vị trái cây đặc sản quê em, bánh được làm từ trái cây đặc sản, các loại mứt hoa quả,...

^ Vận dụng

1. Em hãy tìm hiểu, viết bài phân tích một trường hợp trong thực tiễn về chức năng của thị trường.

Gợi ý làm bài: Dựa vào hiểu biết, kiến thức thực tế của em viết bài dựa trên những câu hỏi gợi ý sau:

- Ai là chủ thể kinh doanh và kinh doanh mặt hàng như thế nào?

- Thị trường có biến động gì tác động đến việc kinh doanh mặt hàng đó (Kích thích/hạn chế như thế nào?)

- Trước những biến động của thị trường như thế việc kinh doanh của họ có thay đổi gì không (Họ có thay đổi mẫu mã sản phẩm, Làm thêm đa dạng các sản phẩm, Mở rộng chiến lược quảng cáo,...)

- Sự thay đổi của họ có làm tình hình kinh doanh tiến triển/ suy thoái không?

2. Em hãy khảo sát một loại thị trường có ở địa phương em và chia sẻ nhận xét về thị trường đó theo gợi ý sau:

- Đối tượng khảo sát: Cửa hàng văn phòng phẩm/đồ dùng học tập/đồ ăn vật liệu xây dựng....

- Nội dung khảo sát

       + Giá cả, chất lượng, mẫu mã,...

       + Thái độ, cách bán hàng.

- Phương pháp khảo sát; quan sát, phỏng vấn, điều tra...

- Sản phẩm: Báo cáo khảo sát thị trưởng (chú ý rút ra bài học từ kết quả khảo sát).

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)