Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 3: Hàm số lượng giác và đồ thị

Danh sách bài làm & chấm bài  

IV. Hàm số $f(x)=\cot x$:

(Với mỗi giá trị $x$ đặt tương ứng với một giá trị $f(x)=\cot x$.)

1. Tập xác định của hàm số:

Do $\cot x=\dfrac{\cos x}{\sin x}$

Điều kiện xác định: $\sin x \neq 0$ hay $x \notin \{k\pi \}$ ($k \in \mathbb Z$).

loading...

Vậy tập xác định $\mathbb D = \mathbb R$ \ $\{ k \pi \}$ $(s \in \mathbb Z)$

$=...\Big( -\pi; 0 \Big) \cup \Big( 0; \pi \Big) \cup \Big( \pi ;2\pi \Big) \cup ...$

Space

2. Hàm số $f(x)=\cot x$ là hàm số lẻ vì

+) Tập xác định $\mathbb D = \mathbb R$ \ $\{ k \pi \}$ $(s \in \mathbb Z)$ thỏa mãn điều kiện:

$\forall x \in \mathbb D$ thì $-x \in \mathbb D$.

+) $f(-x)=\cot (-x)=-\cot x=-f(x)$

Space

3. Hàm số tuần hoàn với chu kì $\pi$:

$\forall x \in \mathbb R;$ $\cot x=\cot (x+\pi)$.

Space

4. Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số 

*) Kết hợp với tính tuần hoàn của hàm số, ta có kết luận, hàm số $y=\cot x$ nghịch biến trên các khoảng $\Big( k\pi;(k+1)\pi \Big)$ với $k \in \mathbb Z$.

Space

5. Vẽ đồ thị hàm số $f(x)=\cot x$.

Do hàm số $f(x)=\cot  x$ có tính tuần hoàn với chu kì $\pi$ và chỉ xác định trên các khoảng $\Big( k\pi ; (k+1)\pi \Big)$ với $k \in \mathbb Z$, vậy, ta có thể vẽ đồ thị của hàm $\cot x$ trên khoảng $\Big(0;\pi \Big)$ sau đó dịch chuyển theo phương ngang sang trái và sang phải trên các khoảng còn lại.

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)