Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Thực hành đọc hiểu: Gương báu khuyên răn

Danh sách bài làm & chấm bài  
Thực hành đọc hiểu Các bài giảng

GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN (bài 43)

(Bảo kính cảnh giới)

I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc

2. Tìm hiểu chung

- Xuất xứ: Là bài thơ Nôm Đường luật số 43 nằm trong mục Gương báu khuyên răn (61 bài) của tập thơ Quốc âm thi tập.

- Thể thơ:

 

@200516579840@

 

- Ý nghĩa nhan đề:

+ Nhan đề: Gương báu khuyên răn: giáo huấn đạo đức, dạy bảo, khuyên răn đạo đức.

+ Nội dung:

     ++ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

     ++ Khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân của Nguyễn Trãi.

(Bài thơ vốn không có nhan đề, người biên soạn tập thơ lấy nhan đề chung đặt tên cho bài thơ, và đây là bài thơ số 43 trong mục Gương báu khuyên răn. Trong bài thơ này, ý nghĩa khuyên răn là mong muốn kẻ cầm quyền hãy học theo vua Thuấn, xây dựng đất nước trở thành một nơi mà người dân có cuộc sống tươi đẹp, con người hài hòa với thiên nhiên.

Từ đó, có thể thấy, nhan đề của bài thơ có sự gắn bó với nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hanh phúc cho người dân của Nguyễn Trãi.)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Bức tranh cảnh ngày hè

a. Bức tranh thiên nhiên

+ Các tính từ chỉ màu sắc: 

 

@200516591146@

 

-> màu sắc rực rỡ, tươi tắn của các loại hoa nở vào mùa hè.

+ Các động từ mạnh: đùn, phun, tiễn gợi trạng thái vận động của tạo vật với sức sống căng trào, mạnh mẽ.

+ Các từ chỉ âm thanh: lao xao, dắng dỏi diễn tả những âm thanh xao động, rộn rã, náo nhiệt của mùa hè.

+ Việc sử dụng các từ láy: đùn đùn (láy toàn phần), lao xao (láy âm)… làm tăng tính biểu cảm của từ ngữ, cho thấy sức sống mãnh liệt của tạo vật.

 + Các phép đối được thực hiện ở hai câu thực và hai câu luận khiến cho hình ảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trở nên nhộn nhịp, thể hiện một cuộc sống yên vui.

=> Kết luận:

+ Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, sống động, căng tràn sức sống đang trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.

+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

b. Bức tranh cuộc sống

- Âm thanh:

 

@200516592385@

 

- Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại.

=> Kết luận:

+ Bức tranh cuộc sống thanh bình, rộn rã, nhiều niềm vui.

+ Tình yêu cuộc sống thiết tha.

2. Tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi

- Tâm trạng tràn đầy niềm vui trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, viên mãn và cuộc sống sung túc của người dân. Nỗi niềm trăn trở ngày đêm của ông về đất nước, con người.

- Mơ ước niềm hạnh phúc, sự ấm no sẽ trường tồn và được sẻ chia cho tất cả mọi người ở khắp muôn phương của đất nước. Đó là tình cảm của tác giả đối với muôn dân - tư tưởng, tình cảm thân dân sâu sắc của Nguyễn Trãi.

Lí tưởng của Nguyễn Trãi là sống hết mình vì đất nước, nhân dân, mong muốn xây dựng một triều đại "vua sáng, tôi hiền". Cả cuộc đời ông phấn đấu và hi sinh cho lí tưởng và mục đích đó, cả khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, khi hòa bình lập lại và những ngày tháng ẩn dật ở Côn Sơn. Xét đến cùng, mọi hành động và suy nghĩ của Nguyễn Trãi là vì cuộc sống tươi đẹp cho người dân

Tấm lòng ưu dân ái quốc của Nguyễn Trãi còn thể hiện trong một bài thơ khác:

"Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền."

-> Tư tưởng thân dân (dĩ dân vi bản) trong Đại cáo bình Ngô là sợi chỉ dỏ xâu chuỗi cả tám câu thơ lại. Nguyễn Trãi luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia của dân tộc lên hàng đầu.

3. Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong bài thơ

 

@200516596655@

 

- Ở bốn câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên tươi mới, sống động nhưng qua đó vẫn có thể thấy được niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, Nguyễn Trãi thể hiện niềm vui và niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra.

 

- Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ tình cảm của tác giả được thể hiện trực tiếp:

+ Hai câu luận, có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người. Đó là một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.

+ Hai câu kết gửi gắm trực tiếp mong ước của tác giả về một cuộc sống thái bình, giàu đủ của muôn dân.

=> Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ. 

4. Cách đọc một bài thơ Nôm Đường luật:

- Huy động những hiểu biết về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, đề tài/thể loại, ngôn ngữ,…).

- Đọc văn bản, xác định thể loại và bố cục; vần, nhịp; nhân vật trữ tình…

- Đọc, phân tích nội dung và hình thức của văn bản theo bố cục; bám sát các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… để nêu được bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Đánh giá văn bản; vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)