Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Bài tập tự luận: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Bài 1  Thảo luận (103)

Ở hình vẽ trên, AB là tiếp tuyến chung của (O) và (O'). Tính số đo góc AKB biết số đo góc AMB bằng 50°.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 2  Thảo luận (86)

Ở hình vẽ trên, Bx là tiếp tuyến, CD // BE, $\widehat{DME}=40°$. Tính số đo $\widehat{xBC}$.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 3  Thảo luận (72)

Cho đường tròn (O), tiếp tuyến của đường tròn tại hai điểm phân biệt A, B cắt nhau tại M. Từ A kẻ đường thẳng song song với MB, cắt đường tròn (O) tại C. MC cắt đường tròn (O) tại E. Các tia AE và MB cắt nhau tại K. Chứng minh:

a) MK2 = AK.EK;

b) MK = KB.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 4  Thảo luận (54)

(Tính chất phương tích của một điểm với một đường tròn) Cho đường tròn (C) tâm O với I là trung điểm của dây AB không đi qua O. Một đường thẳng thay đổi đi qua A cắt đường tròn (C1) tâm O bán kính OI tại P và Q. Chứng minh rằng:

a) Tích AP.AQ không đổi.

b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác BPQ luôn đi qua một điểm cố định khác B.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 5  Thảo luận (51)

Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến ADE với đường tròn (D nằm giữa A và E). Tia phân giác của góc DBE cắt DE tại I. Chứng minh rằng: 

a) $\dfrac{BD}{BE}=\dfrac{CD}{CE}$;

b) $AI = AB = AC$;

c) $CI$ là tia phân giác của góc $DCE$.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 6  Thảo luận (44)

Cho hai đường tròn (O ; R) và (O’ ; r), (R > r) tiếp xúc trong tại A. Dây BC của (O ; R) tiếp xúc với (O’ ; r) tại M (ba điểm A, O, M không thẳng hàng). Chứng minh tia AM là tia phân giác của góc BAC.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 7  Thảo luận (39)

Cho hai đường tròn (O) và (O’) ở ngoài nhau. Đường nối tâm OO’ cắt các đường tròn (O) và (O’) tại các điểm A, B, C, D theo thứ tự đó trên đường thẳng. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài EF, E ∈ (O), F ∈ (O’). Gọi M là giao điểm của AE và DF, N là giao điểm của EB và FC. Chứng minh rằng:

a) MENF là hình chữ nhật.

b) MN vuông góc với AD.

c) ME.NA = MF.MD.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 8  Thảo luận (56)

Từ điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn. Gọi BD là dây của đường tròn song song với AC, E là giao điểm của AD với đường tròn, I là giao điểm của BE và AC. Chứng minh rằng I là trung điểm của AC.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)