Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 5: Ngân sách nhà nước

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Các tỉnh miền núi biên giới có điều kiện địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, trinh độ dân trí chưa cao. Nhận được nguồn ngân sách ưu đãi từ Nhà nước, các địa phương này đã sử dụng vào việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng.... Nhờ đó, các tỉnh miền núi từng bước khác phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

       1/ Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi như thế nào?

- Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi: Các địa phương này đã sử dụng vào việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới điện quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng… nhờ đó, các tỉnh miền núi từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

       2/ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về ngân sách nhà nước.

- Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành của nhà nước. Ngân sách nhà nước vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội.

& Khám phá

1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước

a) Ngân sách nhà nước là gì?

       1/ Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chỉ gì?

- Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi là:

       + Các khoản thu: Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô và thu nội địa.

       + Các khoản chi: Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách nhà nước, chi cải cách tiền lương, tính giãn biên chế, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi thường xuyên.

       2/ Ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

b) Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị – xã hội của một quốc gia nên phải được đảm bảo về mặt pháp lí. Ngày 25 – 6 – 2015, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Ngân sách nhà nước.

(2) Sáng ngày 21 – 10 – 2021, Quốc hội thảo luận về tinh hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bộ ngân sách trung ương năm 2022.

(3) Ngày 19 – 10 – 2021. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406 NG UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID – 19. Trong đó có những quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID – 19 trong năm 2021... Đồng thời, Nhà nước cũng chỉ ra nhiều gã hỗ trợ hàng chục nghìn tỉ đồng đến những người đang gặp khó khăn trong dịch bệnh.

(4) Trong ngân sách nhà nước có các quỹ riêng dành cho phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo, đảm bảo xã hội, quản trị hành chính, y tế, bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ dự trữ tài chính,... Mối quỹ chi cho một lĩnh vực riêng.

       1/ Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?

- Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

       2/ Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước và chia sẻ hiểu biết của em về quỹ đó?

Em tham khảo câu trả lời: "Một số quỹ trong ngân sách nhà nước mà em biết là: Có 8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong đó có 3/8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là các quỹ có vốn bảo toàn để quay vòng, hoạt động hàng năm; 03 quỹ không bảo toàn vốn (Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm); riêng Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm hoạt động không độc lập với ngân sách nhà nước theo Khoản 19 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước, hoạt động thường xuyên của quỹ hàng năm phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo

- Quỹ giải quyết việc làm

- Quỹ hỗ trợ nông dân

- Quỹ hợp tác xã

- Quỹ bảo trì đường bộ

- Quỹ bảo vệ phát triển rừng

- Quỹ phát triển đất

- Quỹ phòng chống tội phạm

       3/ Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước có được hoàn trả trực tiếp không ? Vì sao?

- Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước không được hoàn trả trực tiếp vì: ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.

2. Vai trò của ngân sách nhà nước

Em hãy quan sát sơ đồ, đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

loading...

(1) Ngày 25 – 5 – 2017. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về Quản II, phát triển cụm công nghiệp trong đó có việc đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật thực hiện chính sách ưu đãi như miễn thuế đất, cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước... cho các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các chủ thể kinh tế vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu vực tập trung, góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn.

(2) Khi dịch COVID – 19 bùng phát, ở một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội thời gian đầu đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã dùng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỉ đồng, cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ cấp tiền cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn người mất việc do dịch bệnh. 

(3) Gia đình anh T thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại một xã miền núi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Anh cho biết, gia đình anh đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như. Các con anh đều được đi học ở trường dân tộc nội trú tỉnh do Nhà nước hỗ trợ kinh phi, mọi người trong gia đình đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn ph..... Ngoài ra, gia đình anh còn được nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo.

       1/ Trong sơ đồ khoản chi nào dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước?

- Trong sơ đồ, khoản chi dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước là: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên.

       2/ Ngân sách nhà nước đã góp phần định hướng phát triển sản xuất đề hình thành cơ cấu kinh tế hợp Ií, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát như thế nào?

- Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lí, phát triển. Đầu từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thực hiện các chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp. Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

       3/ Quỹ dự trữ quốc gia trong ngân sách nhà nước đóng vai trò như thế nào trong phòng chống dịch bệnh COVID – 19

- Quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước đã được chính phủ sử dụng với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn đồng, cung ứng kịp thời, đây đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ cấp tiền cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghẻo, người có hoản cảnh khó khăn, người mắt việc do dịch bệnh...

       4/ Gia đình anh T đã được hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của ngân sách nhà nước như thế nào?

- Gia đình anh T đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như: Các con anh đều được đi học ở trường dân tộc nội trú tỉnh do Nhà nước hỗ trợ kinh phi, mọi người trong gia đình đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí... Ngoài ra, gia đình anh còn được nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước

       1. Nộp đầy đủ, đúng hạn thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

       2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toàn được giao thì phải quân II, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ. tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính.

       3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

       4. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.

(2) Ngày 26 – 8 – 2020, Bộ Tài chính đã chính thức vận hành Công Công khai ngân sách nhà nước trên trang https /ckns.mof gov.vn. Công Công khai ngân sách nhà nước được xây dựng trên cơ sở tham khảo các mô hình trên thế giới, từng bước hiện thực hóa mục tiểu của Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc cam kết thực hiện công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình trong phân bố, quản II, sử dụng nguồn lực công. Đối với người dân, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các tổ chức trong và ngoài nước. đây là một kênh truyền thông cung cấp dữ liệu, thông tin cần thiết để giúp họ nắm bắt các vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách quốc gia, qua đó thể hiện sự quan tâm và tăng cường sự giám sát của xã hội.

(3) Ngư dân xã Q rất phản khởi vi được vay vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đề đóng tàu kiến có vươn khơi đánh cá. Mọi người cùng nghiên cứu kĩ chính sách, xây dựng dự án đóng tàu phù hợp, hiệu quả và phương án trả nợ để được xét duyệt vay tiền, cam kết sử dụng tiền đúng mục đích, thực hiện đúng tiến độ dự án, trả nợ vay và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.

       1/ Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã đảm bảo quyền gì của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước?

- Nhà nước đã đảm bảo sự công khai, minh bạch, người dân được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước: cung cấp đữ liệu, thông tin cần thiết để giúp họ nắm bắt các vấn đề liên quan đến tài chinh ngân sách quốc gia, qua đó thể hiện sự quan tâm và tăng cường sự giám sát của xã hội.

       2/ Ngư dân xã Q được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước?

- Ngư dân xã Q rất phấn khởi vì được vay vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Mọi người cùng nghiên cứu kĩ chính sách, xây dựng dự án đóng tàu phù hợp, hiệu quả và phương án trả nợ để được xét duyệt vay tiền, cam kết sử dụng tiền đúng mục đích, thực hiện đúng tiến độ dự án, trả nợ vay và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.

? Luyện tập

1. Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là đúng/không đúng. Vì sao?

a. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong một năm.

- Đúng: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ ngân sách nhà nước trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.

b. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.

- Đúng: Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)

c. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi nhà nước.

- Đúng: Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…

d. Ngân sách nhà nước do nhà nước sở hữu nên người dân không cần phải kiểm tra giam từ ngân sách sát việc nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.

- Sai: vì phải có tính rõ ràng minh bạch vì ngân sách nhà nước một phần cũng là do nhân dân đóng góp vào.

2. Theo em, trong các tình huống sau, ai thực hiện đúng, ai vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước? Vì sao?

a. Ông M đưa ông Nhà em trai minh vào danh sách nhận hỗ trợ của Chính phủ cho người dân vùng bão lũ. Tuy nhiên, thấy minh có điều kiện tốt hơn nhiều người khác nên ông N đã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ này, nhường cho người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.

- Ông M thực hiện sai: vì đã không hỗ trợ đúng người cần hỗ trợ mà đã đưa người thân của mình chiếm phần hỗ trợ của người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ông N thực hiện đúng vì đã nhận thấy mình không phải gia đình có hoàn cảnh khó khăn để nhận hỗ trợ nên đã từ chối và nhường cơ hội đó cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

b. Do phải nộp nhiều khoản không đúng theo quy định của pháp luật, người dân xã X yêu cầu cán bộ xã phải giải trình công khai các khoản thu chi. Tuy nhiên, cán bộ xã trả lời rằng, họ không có nghĩa vụ phải làm điều đó, trừ khi có yêu cầu từ cấp trên.

- Cán bộ xã X làm sai: vì đã thu những khoảng không đúng trong ngân sách nhà nước và không giám công khai, minh bạch cho người dân.

c. H luôn thực hành và nhắc các bạn tiết kiệm điện nước, bảo vệ tài sản của nhà trường.

- H làm thế là đúng, vì tiết kiệm điện nước sẽ tiết kiệm tài nguyên cho quốc gia, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

d. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh A đều hưởng ứng phong trào tiết kiệm chi tiêu công. không sử dụng ô tô của cơ quan đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.

- Tỉnh A đúng vì đã tiết kiệm ngân sách nhà nước thông qua việc giảm chi phí trong các dịp đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.

3. Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong những tình huống sau:

a. Gần nhà H có một cụ giá sống một mình. Cùng với sự giúp đỡ của mọi người trong thôn xóm, cụ còn được nhận một khoản trợ cấp hàng tháng của Nhà nước. H bán khoản "Nhà nước lấy đầu ra tiền đề trợ cấp cho các cụ nhỉ"

- Tiền trợ cấp cho các cụ được lấy ra từ ngân sách nhà nước trong khoản hỗ trợ Quỹ hỗ trợ người nông dân.

b. Gia đình T về thăm quê. Qua trạm thu phi trên đường cao tốc, bỏ trả tiền cho nhân viên thu phi. Tùng thác mác. “Bố ơi, sao mình phải trả tiền cho họ ạ?".

- Vì nhà nước phải thu để làm chi phí bảo trì đường bộ (thuộc quỹ bảo trì đường bộ), thu nhằm mục đích xây mới hoặc sửa chữa những tuyến đường hư hại để phục vụ việc đi lại cho người dân.

^ Vận dụng

1. Viết về một công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em và ý nghĩa của công trình đó.

- Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:

        + Công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em là công trình gì?

        + Quy mô của công trình?

        + Mô tả khái quát về công trình?

        + Tầm quan trọng của công trình đối với địa phương em?

       + Ý nghĩa của công trình đối với địa phương em? 

2. Gia đình em đã thực hiện nghĩa vụ gì và được hưởng những quyền lợi gì từ ngân sách nhà nước? Hãy thống kê theo mẫu sau

*Nghĩa vụ:

- Nộp thuế

- Chấp hành các quy tắc sinh hoạt cộng đồng

- Tuân theo kỉ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội.

- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật.

*Quyền lợi

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

- Quyền được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)