Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 2. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài 2. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước Các bài giảng

I. Nội dung

 Sưu tầm tư liệu về:

 - Đặc điểm kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, một số ngành kinh tế nổi bật, trình độ sản xuất,...

 - Một số khía cạnh xã hội: đặc điểm dân số, lao động, giáo dục, đô thị hoá, mức sống,...

II. Chuẩn bị

 - Lựa chọn một quốc gia thuộc nhóm nước phát triển và một quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển.

 - Xác định nội dung cần thu thập tư liệu.

 - Xác định các nguồn thu thập thông tin: sách, báo, tạp chí, trang thông tin điện tử,...

 - Phương tiện học tập: sách, thiết bị điện tử có kết nối internet,...

III. Gợi ý một số thông tin tham khảo

 Thu thập tư liệu từ một số website:

 - Bộ Ngoại giao Việt Nam/Thông tin cơ bản về các quốc gia và quan hệ với Việt Nam: https://www.mofa.gov.vn.

 - Ngân hàng Thế giới/Tổng quan về kinh tế - xã hội, số liệu thống kê kinh tế - xã hội các quốc gia: https://www.worldbank.org; https://data.worldbank.org.

 - Liên hợp quốc/Chỉ số phát triển con người: https://www.un.org; https://hdr.undp.org.

IV. Một số lưu ý 

 - Thực hiện đúng yêu cầu của bài thực hành: lựa chọn nhóm nước, nội dung thu thập, nguồn thu thập, phương pháp thu thập.

 - Đảm bảo tính cập nhật với nội dung thu thập: số liệu mới, trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2022.

 - Đảm bảo tính tin cậy với nguồn thu thập: các trang thông tin điện tử, sách, báo phải có sự uy tín, chính thống.

 - Đảm bảo tính trực quan với cách thể hiện sản phẩm thu thập: nên thể hiện dưới dạng bảng, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,...

 - Khuyến khích lựa chọn nhiều nội dung thu thập cho mỗi nước, lựa chọn các nội dung tương ứng giữa các nước sẽ thuận tiện trong quá trình so sánh, đánh giá sự phát triển của các nước nói riêng và các nhóm nước nói chung.

V. Bài thực hành tham khảo

  Nước phát triển: Nhật Bản Nước đang phát triển: Việt Nam
Chuẩn bị Nội dung thu thập Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế năm 2021.
Nguồn thu thập Trang thông tin điện tử: https://data.worldbank.org.
Phương tiện thu thập Máy tính cá nhân có kết nối internet.
Cách thể hiện sản phẩm Trực quan hoá bằng biểu đồ tròn thông qua phần mềm Excel.
Kết quả

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2021

 

Nhận xét

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2021, chúng ta có thể nhận thấy rõ:

- Sự khác biệt về tỉ trọng các ngành trong cơ cấu:

+ Nhật Bản có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất (đạt 70,9%) và cao hơn hẳn so với Việt Nam; trong khi đó, tỉ trọng thấp nhất thuộc về ngành nông nghiệp (đạt 2,9%).

+ Việt Nam có tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ khá tương đồng nhau và cao hơn hẳn ngành nông nghiệp nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Nhật Bản; tỉ trọng ngành nông nghiệp còn cao, chiếm 20,41% trong cơ cấu.

- Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế là một biểu hiện quan trọng về sự khác biệt giữa sự phát triển kinh tế giữa nhóm nước phát triển (tiêu biểu là Nhật Bản) và nhóm nước đang phát triển (tiêu biểu là Việt Nam).

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)