Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Hệ thống chính trị Việt Nam nhiều bộ phận cấu thành nhưng đều có chung một mục Nam gồm nhiều bộ phận cầu đích là duy trì và đại diện cho quyền lực và lợi ích của giai cấp và dân tộc. Bài học này sẽ giúp chúng ta biết được đặc điểm, cấu trúc, nguyên tác tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam để từ đó thực hiện được những việc làm phù hợp, góp phần xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam vững mạnh.

Em hãy kể một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

- Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai Nghị quyết của Đảng

- Chương trình “Triệu túi an sinh"

- Chương trình “Nối vòng tay thương”

- Chương trình Tiếp sức mùa thi

- Tổ chức hỗ trợ Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19

- Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa và tri ân các anh hùng, liệt sĩ

& Khám phá

1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi:

loading...

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của các cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

- Hệ thống chính trị Việt Nam gồm các cơ quan:

       + Đảng cộng sản Việt Nam

       + Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

       + Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội khác

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước Cộng hoả xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chinh đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (Khoản 1 Điều 4).

(2) Xã A có nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng bộ xã đã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã. Nghị quyết đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng bộ xã được các chi bộ quán triệt đến từng đảng viên. Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các đoàn thể trong xã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Thông qua việc lựa chọn các đảng viên có phẩm chất, năng lực tốt tham gia đảm trách những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, đoàn thể của xã, Đảng bộ xã không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ mà còn kiểm tra, giám sát sự hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc quản lí đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức này.

       1/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

- Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

       2/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?

- Xã A có nhiều hộ dân là đồng bảo dân tộc thiểu số. Đảng bộ xã đã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã. Nghị quyết đảy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng bộ xã được các chi bộ quán triệt đến từng đảng viên.

- Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyển và các đoản thẻ trong xã phối hợp với các ngành chức năng

       3/ Em hiểu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

- Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

- Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động.

- Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như: lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng: lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát...

b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Em hãy đọc các thông tin sau đẻ trả lời câu hỏi:

(1) Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một trong những nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" (Khoản 2 Điều 2), "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội. Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" (Điều 6). Điều đó có nghĩa là tất cả mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, trình độ, nguồn gốc, hoàn cảnh đều là chủ nhân của đất nước. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải được tổ chức từ nhân dân và hoạt động đề đại diện, phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.

(2) Bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân là dịp đề người dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua là phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Là phiếu cử tri có một giá trị rất cao quý, nó là một dấu hiệu xác nhận rằng nhân dân thật sự làm chủ nước nhà". Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử bảo đảm để mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử. Cuộc bầu cử trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của minh, bảo đảm tính dân chủ. công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử.  

       1/ Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào?

- Người dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua là phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. 

       2/ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Khi thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan, to chức đó cần phải làm gì để thực hiện nguyện vọng của nhân dân?

- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội. Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

- Quốc hội và HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

       3/ Em hiểu nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

- Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân. Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, mới lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chế của nhân dân, không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thi đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.

- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

c) Nguyên tắc tập trung dân chủ

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các ki họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

(2) Hiến pháp năm 2013 quy định: "Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 4 Điều 120); "Luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 3 Điều 96 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020).

       1/ Vì sao khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể?

- Vì hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ

       2/ Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

- Các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kí họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

       3/ Em hiểu thế nào là nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

- Tập trung dân chủ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

d) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đó là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nguyên tắc này được quy định tại Hiến pháp năm 2013, cụ thể. "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" (Khoản 3 Điều 4), "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bảng Hiến pháp và pháp luật" (Khoản 1 Điều 8) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Khoản 3 Điều 9). Điều đó có nghĩa là tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, binh đảng trước pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

       1/ Em hãy cho biết các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Điều đó thể hiện nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị như thế nào?

- "Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 4 Điều 120); "Luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 3 Điều 96 Luật Tỏ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020).

       2/ Em hiểu nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào?

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đó là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan. nhân viên nhà nước, của các tỏ chức xã hội và mọi công dân.

3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Tính nhất nguyên chính trị

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi được thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo hiệu quả của Đảng, đất nước Việt Nam không ngừng phát triển, người dân có cuộc sống ấm no, vị thế và uy tin của đất nước được nâng cao trên trưởng quốc tế.

       1/ Em hiểu như thế nào là nhất nguyên chính trị?

- Nhất nguyên là quan điểm khẳng định, thừa nhận một hệ tư tưởng, một đường lối của một đảng phái đại diện cho một giai cấp về thể chế chính trị. Cách tiếp cận này cho phép triển khai một hệ tư tưởng, sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của một đảng đối với các giai tầng khác và đối với xã hội. Thông qua nhà nước, đường lối của đảng đó được cụ thể hóa, thể hiện tập trung ý chí, quyền lực của giai cấp giữ vai trò lãnh đạo. Gắn liền với nhất nguyên chính trị là một đảng, một nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội.

       2/ Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?

-  Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

b) Tính thống nhất

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tinh thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như: Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam; Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ; Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành....

       1/ Em hiểu thế nào là tính thống nhất?

- Hệ thống chính trị bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất

       2/ Tính thống nhất được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tinh chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như: Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

c) Tính nhân dân

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đồng đảo để thực hiện các nhiệm vụ của dân tộc. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân bầu ra và hoạt động để phục vục cho lợi ích của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội là hình thức tổ chức, tập hợp của các tầng lớp nhân dân trong cả nước.

       1/ Em hiểu như thế nào là tính nhân dân?

- Hệ thống chính trị được xây dựng từ các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính các tầng lớp nhân dân và duy trì các hoạt động bởi sự tham gia của nhân dân.

       2/ Tính nhân dân được biểu hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

- Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quản chúng lao động đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ của dân tộc. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân bầu ra và hoạt động đẻ phục vục cho lợi ích của nhân dân.

? Luyện tập

1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Tất cả quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam đều tập trung vào một tổ chức duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Sai, Đảng Công sản Việt Nam có quyền lực cao nhất, là kim chỉ nam cho các hoạt động chính trị chứ không năm mọi quyền lực.

b. Những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan trọng hệ thống chính trị có quyền quyết định mọi công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó.

- Sai, vì như thế là vi phạm quy tắc tập chung dân chủ.

c. Nhân dân có thể thực hiện quyền lực chính trị của mình thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

- Đúng, nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

d. Việc xây dựng hệ thống chính trị là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, trong đó có đoàn viên thanh niên.

- Đúng, là công dân Việt Nam, ai cũng có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống chính trị.

2. Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?

a. Ông K – chủ tịch xã A kì quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đã ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể.

- Hành vi của ông K là đã vi phạm tính tập chung dân chủ, là hành động lạm quyền, độc đoán. Hành động này có thể bị kỷ luật.

b. Là cán bộ lãnh đạo xã B. ông D luôn quan tâm xem xét, giải quyết những bức thư góp ý, phản ánh của người dân trong xã.

- Ông D làm vậy là đúng, thể hiện ông là người cán bộ vừa có tâm vừa có tầm.

c. Giáo viên H thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên chia sẻ những bài viết có nội dung tiêu cực liên quan đến chính trị khi sử dụng mạng xã hội.

- Giáo viên H làm vậy là đúng, vì những thông tin trên mạng sẽ có nhiều thông tin phản động, không chính thống.

d. Bà X thường lợi dụng chức vụ đề bao che cho các hành vi sai phạm của một số đối tượng xấu.

- Bà X làm vậy là sai, đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

3. Xử lí tình huống

a. Một người bạn thân vừa gửi cho N một thông tin thất thiệt, nói xấu chính quyền địa phương và nhắc N chia sẻ cho nhiều người khác biệt.

Nếu là N, em sẽ nói gì với bạn?

- Em sẽ khuyên bạn nên kiểm chứng thông tin đó từ nguồn nào, nguồn đó có đáng tin cậy hay không, thông tin đã chính xác chưa. Mọi thông tin chia sẻ phải là thông tin chính xác từ những nguồn uy tín, đảm bảo. Nếu chia sẻ tin thất thiệt sẽ là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý.

b. Đoàn trưởng tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam. Lớp trường phổ biến nội dung cuộc thi cho cả lớp và vận động các bạn đăng kí tham gia. Lớp trưởng vừa nói xong thì E nói: Theo tớ, bạn nào có ý định phấn đấu kết nạp vào tổ chức Đảng đề tương lai làm cán bộ thì nên đăng kí tham gia cuộc thi này. Còn những ai xác định sẽ làm thường dân như tớ thì miền thôi. Một số bạn cũng nhận mình là "thường dân” giống Đ.

Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm gì?

- Tìm hiểu về Đảng, về hệ thống chính trị sẽ đảm bảo quyền lợi của mọi người khi tham gia vào các hoạt động chính trị. Dù là ai không phân biệt giàu nghèo, công việc, học vấn như thế nào, đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội. Nếu không tham gia sẽ là đánh mất đi quyền lợi của chính bản thân mình.

^ Vận dụng

1. Em hãy viết một bài luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta hiện nay.

"Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh định hướng về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội. Thường xuyên thông báo cho Hội những chủ trương công tác và chương trình hoạt động của Đoàn, tham gia ý kiến với Hội để Hội xây dựng chương trình phối hợp nhằm triển khai sâu rộng yêu cầu hoạt động của Đoàn trong hội viên, thanh niên. Đoàn còn phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020."

2. Em hãy tìm hiểu và viết bài chia sẻ về hoạt động ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương em.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư diễn ra hàng năm vào ngày truyền thống Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam 18/11. Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cứ em bao gồm phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tổ chức ngắn gọn và đổi mới phần nội dung để tập trung vào phần Hội tạo không khí vui tươi, thu hút sự tham gia của người dân. Đôi khi do cuộc sống quá bận rộn khiến mọi người lãng quên đi ngày hội đặc biệt này nên theo em Công tác tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của Ngày hội, nhất là ở cơ sở, địa bàn dân cư nhằm tạo sự quan tâm, chú ý và nâng cao nhận thức cho Nhân dân về Ngày hội. Phát huy tính sáng tạo, chủ động và tự quản của Nhân dân ở cộng đồng, qua đó tạo sự đồng thuận, thống nhất và tự giác tham gia các hoạt động Ngày hội của Nhân dân trên địa bàn dân cư. Tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của Ngày hội đến các tầng lớp Nhân dân, chú trọng tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Tăng cường sự gắn kết cộng đồng, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, qua đó phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Mọi người cũng nên dành chút thời gian tham gia Ngày hội để cuộc sống gắn kết hơn với các hoạt động của Đảng và Nhà nước. 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)