Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước và xã hội. Nhà nước cần thiết lập bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Bài học này sẽ giúp chúng ta biết được cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Em hãy kể một số cơ quan nhà nước cấp địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ hiểu biết của mình về cơ quan đó. 

- Trụ sở thôn: quản lý dân cư của một thôn trong địa bàn tỉnh

- Ủy ban nhân dân xã: quản lý dân cư của các thôn trên địa bàn xã của tỉnh

- Ủy ban nhân dân huyện: quản lý các thôn và xã trên địa bàn huyện

& Khám phá

1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Em hãy đọc tinh huống sau và trả lời câu hỏi:

Trong lúc làm bài tập nhóm về bộ máy nhà nước. A bảo với T. Theo minh hiều, bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều thành tố tạo thành như Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước,... và được tổ chức thành nhiều cấp khác nhau. Theo bạn, ngoài Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có những thành tố nào và được phân cấp ra sao?

Nếu là T, em sẽ trả lời A như thế nào?

- Ngoài Quốc Hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, còn có các cơ quan khác như Tòa án, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân,...

- Đứng đầu Quốc Hội là Chủ tịch Quốc Hội, bên dưới Quốc Hội là Hội đồng nhân dân các cấp.

- Bên cạnh Quốc Hội là Chính phủ, đứng đầu Chính Phủ là Thủ Tướng Chính phủ, bên dưới Chính phủ là Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ, các cơ quan ngang Bộ.

- Các cơ quan Tư pháp gồm có Tòa án và Việm kiểm sát, đứng đầu là Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bên dưới gồm có Tòa án các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam

a) Cơ quan quyền lực nhà nước

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) Quốc hội là cơ quan dân cử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 quy định. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp. quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều 69). Quốc hội có các nhiệm vụ và quyền hạn như: làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp luật và nghị quyết của Quốc hội, xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thương vụ Quốc hội, Chính phủ, Toa an nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập, quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước....

(2) Hội đồng nhân dần là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chỉ, nguyên vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113 Hiến pháp năm 2013).

       1/ Theo em, vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước? 

- Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước vì Quốc hội và hội đồng nhân dân là cơ quan thể hiện nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Và Quốc hội, Hội đồng nhân dân chính là cơ quan thể hiện quyền lực của nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân có vài trò lập hiến, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

       2/ Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 

- Chức năng của Quốc hội là: thực hiện giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước. Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 113 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Hội đồng nhân dân vạch định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vị vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vị được phân quyền,...; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

b) Cơ quan hành chính nhà nước

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi

(1) Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 34 Hiến pháp năm 2013). Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn như tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giao dục y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông đối ngoại. quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích của Nha nước và xã hội, quyền con người, quyền công dần; bảo đảm trật tự an toàn xã hội...

(2) Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Điều 114 Hiến pháp năm 2013).

       1/ Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước? 

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

       2/ Hiến pháp quy định chức năng nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân là gì? Hãy nêu ví dụ thẻ hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân. 

- Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như: tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thống nhất quản li nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước...

- Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

c) Cơ quan tư pháp

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi

(1) Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân gồm Toa án nhân dân tối cao và các Toa án khác do luật định. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bao về chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102 Hiến pháp năm 2013).

(2) Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động từ pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 107 Hiến pháp năm 2013).

       Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu vĩ du thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó. 

- Nhiệm vụ của Tòa án là giữ vai trò làm cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Thông qua các hoạt động của mình, Toa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.

- Chức năng Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Bằng các hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.

d) Chủ tịch nước

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm ki, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước." (Điều 86, Điều 87).

       1/ Theo em, Chủ tịch nước có vị trí, vai trò như thế nào? 

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

       2/ Việc Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện điều gì? 

- Việc chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện sự minh bạch, rõ ràng và đó là trách nhiệm của chủ tịch nước đối với nước Cộng hòa xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó cũng thể hiện Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là đại diện, thể hiện ý chí của nhân dân. 

e) Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi: 

(1) Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. (Khoản 1 Điều 117 Hiến pháp năm 2013)

(2) Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công (Khoản 1 Điều 118 Hiến pháp năm 2013)

       1/ Theo em, vì sao Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước? 

- Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm soát nhà nước vì Hội đồng bầu cử quốc gia là do Quốc hội thành lập, có nhiệm cụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

       2/ Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện các chức năng, nhiệm vụ đó. 

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 117: chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; chức năng, nhiệm vụ Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 118 của Hiến pháp: thực hiện kiểm toán việc quán lí, sử dụng tài chính, tài sản công.

? Luyện tập

1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp.

- Đúng, gồm 4 cấp trung ương, tỉnh (thành phố), huyện (quận), cấp xã, phường, thị trấn.

b. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

- Đúng, Quốc hội là do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan đại diện cho nguyện vọng, ý chí của nhân dân.

c. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

- Đúng.

d. Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp.

- Sai, bên cạnh tòa án còn có viện kiểm sát nhân dân.

e. Khi thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?

a. K từ chối khi được bạn học rủ xem một clip có nội dung xuyên tạc về các cơ quan quyền lực nhà nước trên mạng xã hội.

- Đồng tình, khi xem nội dung trên mạng về cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng, về chính trị nói chung phải xem trên các cơ quan, báo đài chính thống, tránh xem qua các trang xuyên tạc.

b. T vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp đề hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đồng tình, là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải hiểu rõ về nhà nước mình, để có thể hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia các hoạt động chính trị.

c. M biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng, không lên tiếng nhắc nhở.

- Không đồng tình, phải lên tiếng nhắc nhở các bạn, vì đã là Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải có trách nhiệm sống và làm việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Và để làm được điều đó, đầu tiên phải hiểu rõ các quy định của Hiến pháp.

d. V đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.

- Không đồng tình, V phải tự làm bài để có thể hiểu rõ về tổ chức bộ máy nhà nước.

3. Xử lí tình huống

a. Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H bỗng quay sang hỏi: “Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?"

Nếu là H, em sẽ trả lời câu hỏi của em gái như thế nào?

- Vì hiến pháp năm 2013 quy định: "Chế định Chủ tịch nước được quy định thành một thiết chế độc lập, không nằm ở một trong ba bộ phận quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 quy định điều kiện để được bầu Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội, không quy định điều kiện về quốc tịch, xuất thân, độ tuổi tối thiểu của ứng viên “nguyên thủ quốc gia” như ở một số quốc gia trên thế giới."

b. Chính quyền xã A tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục thể thao của xã. Biết tin, C rủ V cũng đi họp nhưng V từ chối vì cho rằng trẻ em như minh đóng góp ý kiến là không có giá trị. V tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. C không đồng tính với suy nghĩ của V nhưng không biết nên giải thích thế nào để V thay đổi ý định.

Nếu là C, em sẽ làm gì?

- Em sẽ bảo V, việc tham gia và đóng góp ý kiến chính là quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Nếu không tham gia, chính là V đã tự tước đi quyền được đóng góp ý kiến của mình.

4. Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.

- Nên làm: Sống và làm việc đúng theo pháp luật; tham gia bầu cử; tham gia các công tác đoàn đội ở địa phương;...

- Không nên làm: Vi phạm pháp luật; trốn tránh quyền bầu cử; thờ ơ không tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương.

^ Vận dụng

Em hãy tìm hiểu và vẽ sơ đồ hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân địa phương em đang sống và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.

- Dựa vào kiến thức bài học, em hãy tự hệ thống hóa lại thành sơ đồ.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)