Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước Các bài giảng

I. Các nhóm nước

Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước cần dựa trên đánh giá tổng hợp nhiều chỉ tiêu về kinh tế - xã hội.

 1. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế

Dựa theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và đang phát triển. Việc phân chia này dựa vào các chỉ tiêu: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người):

  + Được tính bằng cách lấy tổng thu nhập quốc gia chia cho số dân của một nước.

  + Phản ánh mức sống và năng suất lao động của người dân một nước.

  + Dựa vào GNI/người năm 2020, Ngân hàng Thế giới (WB) phân chia các nước thành nước có thu nhập cao, nước có thu nhập trung bình cao, nước có thu nhập trung bình thấp, và nước có thu nhập thấp.

 - Cơ cấu kinh tế:

  + Là tập hợp các ngành, lĩnh vực và bộ phân kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định với nhau, trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành kinh tế.

  + Bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

  + Phản ánh mức độ đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của một nước, thể hiện trình độ phát triển khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,... của nền sản xuất xã hội.

 - Chỉ số phát triển con người (HDI):

  + Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khoẻ, học vấn và thu nhập.

  + Dựa vào HDI năm 2020, Liên hợp quốc phân chia các nước thành nước có HDI rất cao, cao, trung bình và thấp.

Bảng 1.1. Tiêu chí phân nhóm nước theo tổng thu nhập quốc gia bình quân của Ngân hàng thế giới và chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc, năm 2022

Tổng thu nhập quốc gia bình quân (GNI/người) Chỉ số phát triển con người (HDI)
Nhóm nước Mức thu nhập (USD/người) Nhóm nước Giá trị
Thu nhập thấp Dưới 1085 Mức thấp Dưới 0,550
Thu nhập trung bình thấp 1086 - 4255  Mức trung bình 0,550 - 0,700
Thu nhập trung bình cao 4256 - 13205 Mức cao 0,701 - 0,800
Thu nhập cao Trên 13205 Mức rất cao Trên 0,800
​@200807670991@

 2. Các nhóm nước trên thế giới

 - Các nước phát triển có GNI/người cao; HDI ở mức cao trở lên; cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tỉ trọng thấp nhất, khu vực dịch vụ có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế.

  - Đa số các nước đang phát triển có GNI/người ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp; HDI ở mức cao, trung bình và thấp. Trong cơ cấu kinh tế theo ngành, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, một số quốc gia có GNI/người, HDI và các chỉ số khác biệt như Xin-ga-po, A-rập Xê-út, U-ru-goay,...

II. Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

  Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển
Về kinh tế

- Quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.

-  Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).

- Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

- Hiện nay, đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

- Quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.

- Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Về xã hội

- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi trong tương lai.

- Quá trình đô thị hoá sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng khá hiện đại và đồng bộ.

-  Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thị trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao. Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.

- Tỉ lệ tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao. Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ và có xu hướng già hoá.

- Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

- Chất lượng cuộc sống người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần. Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

 

​@200807700636@

Bảng 1.2. Quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của một số nước năm 2021

  Quy mô GDP (tỉ USD) Tốc độ GDP (%)
Nhóm nước phát triển Đức 4223 2,9
Hoa Kỳ 22996 5,7
Nhật Bản 4937 1,6
Nhóm nước đang phát triển Bra-xin 1609 4,6
Cộng hoà Nam Phi 420 4,9
Việt Nam 363 2,6
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)