Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 97

Hãy tả và kể lại hoạt động ngày Tết trên quê hương em.

-----------------------------

     CHÚC MỪNG CÁC BẠN SAU ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 97:

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: 0o0 cô nàng ở đâu xinh thế 0o0

             Mỗi năm đào về chúm chím ra hoa, cả làng tôi lại vui vẻ háo hức ra đình làng tổ chức tết.

            Năm nay tết vẫn chưa về, ngồi trong căn nhà nhỏ tôi đang bóc lịch đến ngày tết đến. Còn hơn hai mươi ngày nữa, sao mà dài quá vậy rõ ràng một năm trước trôi qua rất nhanh nhưng sao cứ đến ngày tết lại cứ tích tắc nhẹ nhàng đưa đi đưa lại như đang kéo dài sự kiên nhẫn của tôi. Mệt quá, nằm vật ra giường hát bài hát "Em chào Tết" của Bích Phương, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Thời gian cũng lắng đọng lại đưa tôi chìm sâu trong giấc ngủ của gió xuân.... Chợt, giật mình tỉnh lại tôi thấy mình đang đứng trước hội đình làng của làng tôi, ngỡ nàng vì đây là hội của năm trước, sao nó lại hiện rõ vậy.

            Đi một lúc đứng trước sân khấu của đình cách khoảng 20 bước chân, tôi thấy được có một cặp đôi đang đứng trên sân khấu đóng kịch. Cô gái nhẹ nhàng uyển chuyển đi theo bước của nhạc, chàng trai hào hoa phong nhã phe phẩy quạt đứng trước mặt cô gái đối đáp nhẹ nhàng bằng một  đoạn ca dao như những cặp đôi ngày xưa yêu nhau:

"Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?"

           Mặt cô gái đỏ ửng lên che mặt đáp lại chàng trai:

"Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!."

           Cả làng tôi ai cũng vỗ tay reo hò, tôi cũng vui vẻ vỗ tay theo, khung cảnh vẫn như vậy, vẫn hiện ra trước mắt tôi chỉ là thoáng qua có chút khác lạ, vẫn là hài kịch phong lưu nhưng lại thiếu chút nhẹ nhàng trang nhã hình như thiếu cảnh cha mẹ mai mối rồi, tiếc thật. Xem kịch một lúc lâu, tiếp theo là đến hội thuyền rồng, những cô gái, chàng trai mặc áo quan họ dắt tay nhau xuống thuyền ngân cao tiếng hát như quan họ Bắc Ninh: "Vào chùa chùa ngỏ cửa í ơ ớ ơ cửa chùa ra á ra em vào, đôi người đàn là đôi em lý, lý em hát, bớ song tính í bớ lính tinh tinh tinh a sòng tình, tình tinh hỡi lính tinh ơi ơ ờ chùa là em đi vào chùa....". Mọi người cùng nhau xô đẩy vào xem, người thì tặng tiền người thì tặng bánh, khung cảnh vô cùng đông vui... Hát hò, múa lân rồi những hạt động vui nhộn cũng dần dần biểu diễn ra, tôi thì rất thích xem chọi gà, hai chú gà khỏe khoắn chọi với nhau như mang lại nguồn vui cho mọi người cũng như nguồn tài lộc dồi dào cho gia đình sau khi chiến thắng. Đến tối  mọi người cùng rủ nhau ra đình chơi những trò chơi dân gian, xem những màm pháo hoa bắn lên như mội lời chúc phúc cho một năm an khang thịnh vượng....

            Mấy đứa trẻ chúng tôi thì rủ nhau đi thả đèn, lấy một tờ giấy viết điều ước của mình rồi nhét kín vào bông hoa sen mười cánh ngụ ý mười điều cát lành như ý nguyện rồi cùng nhau thả xuống sông, ánh trăng cuối cùng cũng xuất hiện, nó chiếu xuống dòng sông phủ một màu bạc lấp lánh lung linh dưới sông, dù ánh trăng không hiện rõ nhưng cảnh vật thật yên bình, rất thích hợp cho những người thích hưởng thụ sự tĩnh lặng, lắng nghe tiếng kêu côn trùng trên những tán cỏ non xanh mơm mởn.... Tết tôi vậy đó, đông vui tụ họp nhưng cũng rất lặng yên lạ thường, ai cũng thích sôi nổi nhưng rồi cũng thích yên lặng không muốn ai làm phiền mình hưởng thụ những điều bình yên đến lạ thường trong những ngày nghỉ đó.

            Tiệc rồi cũng tàn, tôi chọt mở mắt tỉnh dậy, cảnh vật trong phòng vẫn tĩnh lặng, gió cứ đập vào cửa sổ làm tôi ngẩn ngơ suy nghĩ. Mong Canh Tý năm nay mọi việc sẽ xảy ra suôn sẻ, cũng chúc cho mọi người cát đại bình yên như ý mong muốn trong năm mới. Thật là chờ mong mùa Tết năm nay - làng quê tôi.

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Lisa

            Khi cái lạnh của mùa Đông dần biến mất, thay vào đó là những hạt nắng ấm áp khi trời sang Xuân; cây cối cũng bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Từng nụ hoa, từng mần non trên cây dần dần nhú lên trông thấy.  Và điều đặc biệt nhất, được mong chờ nhất trong mùa Xuân đối chắc hẳn ai cũng biết, đó chính là Tết - lễ hội quan trọng nhất đối với mỗi con người Việt Nam ta.

            Tôi còn nhớ rất rõ cái Tết của năm ngoái, không khí rất nhộn nhịp và ấm cúm.  Đi xung quanh lề đường, đâu đâu cũng là tiếng nhạc chào mừng năm mới: Tết, Tết, Tết, Tết đến rồi...! Bài này tuy tôi đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần nhưng chẳng hiểu sao cảm giác vẫn có gì đó vui mừng khó tả. Cái tiếng nhạc trong trẻo, vui tai ấy chắc đã khắc sâu trong tâm trí tôi và cả những người khác; một bài hát đơn điệu nhưng lại khó quên.

            Trẻ em trong làng tôi, ai nấy đều nở nụ cười rất tươi. Vui vì được mua áo mới, vui vì được ăn bánh kẹo ngon, vui vì  lại được nhận tiền lì xì, được nô đùa thoải mái ko cần đến trường, những suy nghĩ non nớt, ngô nghê ấy; chắc ai cũng từng trải qua.

            Mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng tôi lại có một phong tục được truyền từ rất lâu đời đó làm cây nêu để trang trí nhà cửa. Mấy anh thanh niên hay mấy chú bác trong làng tôi, ai nấy đều háo hức đi tìm những cây trẻ thật mảnh mai. Những cây tre nhỏ bé, cao và thẳng được chúng tôi chọn rất kĩ rồi trang trí. Từng ánh đèn nhấp nháy hòa lẫn vào bầu trời đêm, cái ánh sáng kì ảo nhưng rất quen thuộc đó chẳng hiểu sao lại mang đến cho tôi một cảm giác ấm áp đến lạ. Cái ánh sáng mà nhà nào cũng có, cũng dùng để trang trí đón Tết.

            Ngoài làm cây nêu, người dân trong làng tôi dĩ nhiên không thể quên việc gói bánh chưng để cúng bái tổ tiên. Mỗi năm đều như vậy, các cô, các gì đi chợ; chọn những hạt nếp thật ngon, những lá dong thật to, thật đẹp, những miếng thịt lợn nhiều chả và mỡ để gói bánh. Tôi còn nhớ rất rõ cái khoảng khắc mọi người ngồi lại bên nhau cùng gói bánh chưng, lúc đó tôi cứ ngỡ như là Tết đã đến. Các dáng cặm cụi gói bánh cho thật vuông vắn và chắc mẩm của mọi người, các cảnh cười đùa trò chuyện rôm rả, khoảng khắc ấy tôi thực sự mong rằng có thể dừng lại mãi.

            Trong vườn nhà tôi, năm nào cũng thế; luôn xuất hiện một cây đào với những đóa hoa 5 cánh mượt mà chiễm chệ ngay trước vườn. Thân cây đào này khá cao, tuy không to lớn lắm nhưng hoa của nó nở ra lại rất đẹp. Từng cánh hoa hồng hồng nhẹ nhàng xếp quanh nhụy hoa, đôi khi chỉ cần một làn gió nhẹ cũng đủ để nó rơi xuống đất. Tuy cũng có nhiều người bảo cây này ko đẹp bằng những cây đào lai khác, bảo ông tôi đổi đi; nhưng ông chỉ cười cười rồi lắc đầu. Thực ra, tôi cũng hiểu tại sao ông lại làm vậy; cây hoa này đã gắn bó với chúng tôi những 6 năm trời, cùng chúng tôi trải qua bao thăng trầm của cuộc sống rồi lại đón những cái Tết ấm áp cùng chúng tôi. Vẻ đẹp mộc mạc của nó như đã in sâu mãi vào tâm trí mọi người trong gia đình tôi, cánh hoa ko đậm đà, hoa ko chi chít như cây khác nhưng lại mang một vẻ đẹp khó nói thành lời. Cây hoa "đáng quý" như vậy, ông tôi làm sao nỡ bỏ?

            Hôm 30 Tết trên quê tôi; hàng người hàng người nô nức đi qua đi lại bên đường, trên tay ai cũng cầm những cành đào hồng thắm hay những cành mai vàng rực rỡ, ngoài ra còn có cả những loại như cam, táo,..vv. Có những người còn mang cả chậu cây quất to tướng, nhưng trên môi ai cũng nở nụ cười thật hạnh phúc. Có những cậu bé, cô bé chạy đuổi nhau nô đùa trên đường; rồi lại có những ánh mắt tò mò khi xem viết chữ Hán. Cái không khi ấm cúng, không phải lo toan với những muộn phiền đã khiến bao người mỉm cười, trong lòng chắc hẳn ngập tràn hai chữ gọi là hạnh phúc. Cái hạnh phúc khi chuẩn bị bước sang năm mới, cái hạnh phúc khi chuẩn bị được đoàn tụ cùng gia đình, cái hạnh phúc khi được sống chậm lại từng khoảng khắc của cuộc sống. Một niềm hạnh phúc rất lạ, có gì đó bồi hồi, luyến tiếc, có gì đó mới mẻ, tràn đầy năng lượng cho những năm tiếp theo. Nhìn những người trong làng tôi cầm trên tay những thứ đồ đó, chẳng hiểu sao tôi lại nhớ đến những người không có nhà để về, chẳng có cơm để ăn; tôi tự hỏi, cái Tết đối với họ là niềm vui cho năm mới đến hay là nỗi tủi cực khi nhận ra mình chẳng có gì?

            Tuy rằng sau này, xã hội càng hiện đại và xô bồ. Tầm quan tọng của Tết đối với ta sẽ vơi vai đi. Nhưng mong rằng, mỗi lần tết đến, mỗi lần được đoàn tụ với gia đình; chúng ta sẽ tạm quên đi cái vướng bận của cuộc sống đã qua và mỉm cười đón chào năm mới đến. Cùng với đó, mong rằng mỗi người sẽ hiểu và thông cảm với những hoàn cảnh bất hạnh hơn, chung tay góp phần đem đến một năm mới thật ý nghĩa với tất cả mọi người! Đừng để vật chất tạo khoảng cách giữa người và người, vì Tết sẽ là cơ hội để bạn lan tỏa yêu thương đối với người khác. Quên đi những mệt nhọc năm cũ, cười thật tươi chào năm mới đến, bạn nhé!

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI BA: Thảo Mai

            Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; nếu ai đó hỏi tôi thích mùa gì nhất thì không cần suy nghĩ gì lâu, tôi sẽ trả lời ngay là mùa xuân. Chắc hẳn cũng có rất nhiều bạn như vậy phải không? Và ai đó hỏi tôi vì sao lại thích mùa xuân thì tôi sẽ trả lời rằng: Mùa xuân mang hơi thở của một mùa Tết đến. Phải chăng Tết chính là niềm vui lớn nhất của tụi mình?

            Tết cổ truyền Việt Nam được tính theo thời điểm âm lịch. Tết chính là thời điểm, là sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Năm cũ đi, năm mới sang, Tết đến với mọi nhà. Tết chính là dịp để mọi người tiễn biệt những gì đã xảy ra, những điều không may mắn và chào đón, cầu mong một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và những điều tốt lành nhất.  

            Vào những ngày giáp Tết, ấn tượng nhất của Tết quê tôi phải kể đến là phiên chợ Tết. Phiên chợ Tết đương nhiên sẽ không giống như những phiên chợ bình thường. Chợ Tết sẽ có rất nhiều người, nhiều thứ, không khí rộn ràng, hứng khởi và tươi vui. Mọi người ai nấy đều bận rộn, trẻ nhỏ bận rộn với những thú vui, bận hoàn thành chương trình học tập ở trường để chuẩn bị nghỉ Tết, bận đi chơi cùng bố mẹ sửa soạn đồ mới dịp Tết đến,...còn người lớn lo toan mọi việc, chuẩn bị bao nhiêu thứ chu tất cho năm mới sang. Khắp cả khu phố tấp nập người đi lại, ai nấy bày soạn đủ thứ đồ để bán, để phục vụ cho những ngày Tết sắp đến, nào là bóng bay, hoa đào, hoa mai, bóng nháy, còn có đồ ăn, hoa quả,...ngập tràn khắp nơi. Vào những ngày này, quê tôi rất tưng bừng và náo nhiệt, tất cả mọi người đều mang trong mình một sự náo nức và tươi vui. Hoa mai, hoa đào nở rộ điểm thêm cho làng quê một sắc xuân tươi mới, ấm áp cả một bầu trời xuân. Những lá cờ đỏ sao được treo cao trước cổng mỗi nhà, bay phấp phới giữa bầu trời xanh. Những câu đối đỏ dán khắp mọi nhà.

            Ngày Tết trên quê hương tôi không chỉ rộn ràng bởi phiên chợ Tết mà còn ấm áp tình cảm gia đình khi nhà nhà đều chuẩn bị gói bánh chưng xanh. Cứ mỗi dịp Tết đến, cha mẹ tôi đã chuẩn bị rất nhiều lá dong, nếp trắng, đậu xanh và thịt mỡ để chuẩn bị gói bánh chưng, chị em ngồi vây quanh nhìn cha gói chăm chú rồi tấm tắc khen đẹp và hứa rằng năm sau sẽ gói được đẹp như cha. Gói bánh xong, tụi nhỏ chúng tôi ngồi quanh cái nồi bánh chưng, thổi lửa giùm cha mẹ. Không khí ấy diễn ra ở hầu hết mọi nhà hằng năm và nó được xem như hình ảnh quen thuộc, không thể thiếu trong truyền thống ngày tết trên quê tôi nói riêng và Tết cổ truyền Việt Nam nói chung. Và khi nhắc đến Tết, dù ai đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc đều sẽ vội đặt chuyến xe để kịp trở về nhà, đón một cái Tết ấm no bên gia đình của mình.

            Có lẽ vào thời điều mà mọi người mong chờ nhất chính là đêm giao thừa. Đêm giao thừa trên quê tôi tuy bình yên nhưng rất ấm áp. Vào khoảng chiều ngày ba mươi, mẹ tôi đã chuẩn bị rất nhiều món ngon, cúng mâm cơm giao thừa. Mẹ bảo phải làm những món này thật ngon, thật cẩn thận để cúng ông bà tổ tiên. Năm mới đến ông bà tổ tiên sẽ về thăm nhà, ăn bữa cơm đầu năm. Chúng tôi ngồi xem Táo Quân như thường lệ, không bỏ sót năm nào, tiếng cười giòn tan của tụi tôi đã dần dần khép lại năm cũ. Tiếng pháo hoa vang lên cũng là khoảnh khắc năm mới sang, mọi người đều chờ mong và trân trọng khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng ấy. Người người đều nguyện cầu một năm mới an lành, hạnh phúc và nhiều may mắn; cầu mong cho cha mẹ ông bà luôn bình an, khỏe mạnh, anh chị em trong nhà luôn hòa thuận một lòng và rất nhiều cầu mong tốt đẹp hơn nữa. 

            Năm mới sang, niềm vui nhân đôi, trẻ em đứa nào đứa nấy háo hức đi chơi, nhận lì xì và lời chúc thêm tuổi, ngoan ngoãn và vâng lời ông bà cha mẹ; người già thì nhận được những lời chúc thọ và thật nhiều sức khỏe. Ai ai cũng diện những bộ đồ mới tinh và xinh đẹp nhất để cùng đi chúc Tết. Ngày Tết là thời điểm để mọi người sum họp, sống chậm lại và sum vầy quanh mâm cơm đoàn viên ấm áp. Ngày Tết vì thế mà vẫn hàm chứa ý nghĩa, đặc biệt là ngày tết cổ truyền Việt Nam.