Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 77

 

Cho đoạn thơ sau:

"Ta đã qua bao phố phường tráng lệ

Paris ánh sáng hay Luân Đôn cổ kính

Lòng vẫn trôi về bến

Mái đình cong trăng khuyết

Triền sông mướt câu hò

Đường làng rơm thơm vào trí nhớ

Rặng tre già măng non ta".

(Trích Tổ quốc gọi tên mình, Nguyễn Phan Quế Mai, NXB Phụ Nữ, tr.15)

1. Trình bày nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn (không quá 20 chữ)

2. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

-----------------------------

CHÚC MỪNG CÁC BẠN SAU ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN SỐ 77:

 

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Bubiduba

1. Dù cho có đi hết vô vàn mỹ cảnh thế gian thì nơi ta nhớ nhất vẫn là nguồn cội.

2. Bắt đầu từ tiếng khóc đầu tiên cho tới khi đôi chân đủ lớn để khám phá đó đây thì nơi mà con người ta gắn bó nhất vẫn chính là quê hương. Quê hương, mảnh đất nơi đây nuôi ta khôn lớn, dòng sông nơi đây tắm mát tâm hồn ta, con người nơi đây dạy dỗ ta trưởng thành, chính nơi đây cho con người ta tình yêu thương vô điều kiện. Bởi vậy mà dù có đi đến tận cùng mỹ cảnh thế gian thì nơi ta nhớ nhất vẫn là mảnh đất cằn cỗi của quê hương. Viết về chủ đề này, đã có rất nhiều tác phẩm ra đời, trong đó bài thơ "Là Việt" của tác giả Nguyễn Quế Mai cũng là một tác phẩm rất hay và giàu tính nghệ thuật để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Đoạn thơ được trích là nỗi lòng của người con xa xứ đã đặt chân đến nhiều nơi xa hoa tráng lệ bậc nhất nhưng vẫn không nguôi tình cảm về mảnh đất nuôi dưỡng bản thân trưởng thành với những lời lẽ cất lên từ gan ruột "Ta đã qua bao phố phường tráng lệ/ Paris ánh sáng hay Luân Đôn cổ kính" Giống như một sự hồi tưởng về quá khứ. Nơi tác giả đặt chân đến không phải một vùng đất nghèo, một nơi tầm thường mà là những địa danh nổi tiếng bậc nhất. Từ "đã" trong câu thể hiện được cái từng trải rằng rất nhiều phố phường tráng lệ đến đâu cũng đã từng khám phá. Rồi tới những ví dụ được tác giả nêu ra nhằm nhấn mạnh và khẳng định cho câu nói ở trên như vẻ đẹp về đêm với ánh sáng lấp lánh của bóng đèn ở thành phố Paris nước Anh, nó đẹp theo phong cách hiện đại. Ánh sáng đó tượng trưng cho cái mới mẻ ở vùng đất xa xôi mà có lẽ ở thời điểm đó ít người được đặt chân đến. Một địa danh nổi tiếng nữa cũng đã được nêu vào trong câu thơ, tuy nói cái đẹp cổ kính của Luân Đôn nghe có vẻ đối lập với ánh đèn Paris nhưng đây lại chính là thủ đô của cả một đế quốc hùng mạnh. Nó có những thứ mà ở vùng đất cằn cỗi nhỏ bé như quê hương của tác giả thời bấy giờ không có được, mang cái nét cổ kính nhưng lại phát triển vô cùng. Đôi chân đã từng trải đến biết bao miền đất hứa vậy tác giả đã ấn tượng và nhớ nhất nơi nào? "Lòng vẫn trôi về bến/ Mái đình cong trăng khuyết/ Miền sông mướt câu hò/ Đường làng rơm thơm vào trí nhớ/ Rặng tre già măng non ta". Đến đây, đọc bài thơ ta như cảm nhận được tác giả không chỉ cầm bút viết mà còn vẽ lên cảnh vật, gẩy nên tiếng đàn với khúc hát trong lòng. Nếu như Paris và Luân Đôn với ánh sáng lung linh và nét đẹp cổ kính thì ở quê hương, tác giả vẫn nhớ mãi những hình ảnh đẹp đẽ, đơn sơ như "mái đình, dòng sông , đường làng hay rặng tre". Có lẽ đối với một người ngoại quốc hoàn toàn xa lạ thì những hình ảnh này đâu có gì đặc sắc nhưng với tâm trạng của người con đã gắn bó với quê hương thì đây lại là những hình ảnh in dấu đậm sâu. Vì vậy mà có đi đâu thì "Lòng vẫn trôi về bến" . Bến ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ của quê hương, nghệ thuật hoán dụ được sử dụng "lòng...trôi" kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ một cách tài tình đã làm nên chất thơ giàu tình cảm, giàu nghệ thuật, để cho độc giả càng đọc càng nghiền ngẫm. Tiếng lòng cất lên về nỗi nhớ với miền quê xa xôi thật đáng quý biết bao. Và chính cái lần xa quê ấy, tác giả mới nhận thấy nét đẹp quê hương trong từng cái mộc mạc. Đầu tiên tác giả kể đến hình ảnh mái đình, như lòng mình đang về với nguồn cội. Khi bước về quê hương, hình ảnh đầu tiên nhìn thấy nhất định là mái đình. Mái đình ấy, tác giả vẫn nhớ rõ như in với cách miêu tả bằng nghệ thuật so sánh là cong như trăng khuyết. Hình ảnh so sánh độc đáo, đẹp đẽ mà ngắn gọn này đã đưa độc giả đến gần hơn với cảnh vật của làng quê trong lòng tác giả. Tiếp đến, một hình ảnh quen thuộc nữa đó là dòng sông và câu hò. Đó không chỉ là tả cảnh mà còn là nét đẹp văn hoá đặc trưng ở Việt Nam.

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI BA: Phạm Thị Thùy Linh

Câu 1: Nội dung : Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ dù đi đến những dãy phố cổ kính xa hoa nhưng vẫn mãi nhớ về quê hương giản dị và mộc mạc, nơi in sâu những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ của tác giả.

Câu 2 :

        Vẫn là thứ tình cảm quen thuộc trong văn chương - tình yêu quê hương - nhưng không giống với những nhà thơ khác, Nguyễn Phan Quế Mai nói về tình yêu tha thiết và đằm thắm đối của mình bằng một âm hưởng riêng. Với bà, quê hương là điều gần gũi, giản dị nhưng lại không điều gì thay thế được sự mộc mạc quen thuộc đó. Đoạn thơ trích trong tác phẩm Tổ quốc gọi tên mình như nỗi lòng của nhà thơ vậy. Phải chăng, ngay từ câu mở đoạn, nhà thơ đã không bộc lộ tình cảm của mình với quê hương, mà từ từ dẫn người đọc đến với những "phố phường tráng lệ" , đó là "Paris", là "Luân Đôn". Đó là những thành phố rất nổi tiếng, rất hiện đại. Nhưng dù đó là những thành phố tràn ngập " ánh sáng" như Paris hay là " cổ kính" như Luân Đôn thì nhà thơ cũng không nặng lòng với sự xa hoa nơi thành thị đó. Có lẽ, với nhà thơ, không gì hơn chỉ là được gắn bó cùng với quê hương vì "lòng vẫn trôi về bến...". Ngay từ câu thơ đó, tác giả đã viết lên những câu thơ mà như lời hát, vì chúng ẩn chứa bao nhiêu tình cảm thiết tha và dạt dào, những vần thơ như hiểu lòng tác giả, cũng mang một niềm nhớ thương da diết. Là nhớ "mái đình cong" như ánh trăng khuyết đi một nửa, như nỗi lòng tác giả cũng không được trọn vẹn khi vẫn ôm trong mình nỗi nhớ quê hương. Là nhớ những " câu hò " da diết của đôi trai gái bên bờ sông, mang một tiếng hát ngân vang đầy trìu mến. Là nhớ những con "đường làng rơm thơm" quen thuộc cứ mỗi độ hè về con ngõ nhỏ lại đầy rơm cho lũ trẻ quậy phá vui chơi. Đó là kí ức tuổi thơ của tác giả, kí ức về những ngày tháng hồn nhiên, tác giả tưởng mình như những thân cây tre non rồi sẽ có một ngày khôn lớn. Ta tưởng chừng như tác giả chỉ cần nhắm mắt lại là hình ảnh quê hương lại hiện lên rõ nét như những con đường trải đầy rơm đã in sâu trong tâm tưởng. Bằng những câu văn hết sức giản đơn, nhưng lại mang lại cho người đọc một cảm xúc lâng lâng khó tả. Nhà thơ dùng lối nói liệt kê để vẽ ra đầy đủ và trọn vẹn bức tranh làng quê mà ta thấy ông kể mà như đếm những hình ảnh thân thương của quê hương mình, ông nói với độc giả mà như nói với chính mình, cho vơi đi nỗi nhớ quê hương luôn da diết, bồi hồi trong ông. Giống như mực đỏ đã thắm trên giấy trắng không thể phai đi, đoạn thơ cũng khép lại nhưng tình cảm của tác giả dành cho quê hương vẫn rất sâu sắc và tinh tế.