Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 59

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10"

Câu ca trên đã gợi ra đạo lý tốt đẹp nào của dân tộc? Hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về việc thể hiện đạo lý ấy trong xã hội ngày nay?

---------------

NOTE: Đề bài yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ, vì vậy, các bài viết cần chú ý trình bày dưới dạng "đoạn văn".

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI BÀI VĂN SỐ 59

---------------

Bài văn đạt giải NHẤT: Nguyễn Thị Ninh

     "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3/ Dù ai buôn bán gần xa/ Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10" Những câu ca này đã thật sự rất quen thuộc với mọi người dân ở trên đất nước Việt Nam và nó đã gợi ra một đạo lý tốt đẹp của dân tộc đó chính là ghi nhớ công ơn và tôn trọng các vị vua Hùng đã dựng nước và giữ nước hay các vị anh hùng đã hi sinh thân mình để bảo vệ dân tộc cũng như tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên với cội nguồn của bản thân mỗi người. Trong xã hội ngày nay thì truyền thống ấy vẫn được gìn giữ và phát triển cụ thể như thắp nhang cúng ông bà tổ tiên, tổ chức lễ giỗ tổ hùng vương 10/3, hay thăm hỏi, dọn dẹp nhà cửa những thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hay trợ cấp cho những người đã anh dũng tham gia cuộc kháng chiến mà không sợ thịt nát xương tan. Và tổ chức các cuộc thi hỏi đáp về lịch sử của nước ta từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến tận bây giờ. Cùng với đó hàng năm cũng tổ chức ngày thương binh liệt sĩ 27/7 với mục đích tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với những con người quả cảm đó. Là người Việt Nam em vẫn luôn tự hào vì mang trong mình dòng máu đỏ da vàng cùng những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, các vua Hùng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.....cũng như những vị anh hùng đã dũng cảm hi sinh,cam nguyện đổ máu cùng mồ hôi để bảo vệ đất nước những tinh thần yêu nước bền bỉ và thiết tha. Nhưng bên cạnh đó, trong xã hội này nay vẫn có rất nhiều người không coi trong những gì mình đang có. Họ coi những thành quả của thế hệ đi trước đã dựng xây, đã cống hiến là một lẽ "thường tình", một điều "hiển nhiên". Họ buông ra những lời lẽ thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng những người đi trước, tổ tiên của họ hay có những trường hợp như phá hủy nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên bia mộ. Họ đã quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc lluôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao và sự nổ lực của tổ tiên. Thật đáng tiếc làm sao! Đó là một thực trạng mà chúng ta - những người dân Việt Nam cần phải đẩy lùi. Những hạng người vô ơn đó phải được phê phán và lên án mạnh mẽ. Thật là đáng buồn khi chúng ta đang sống trong một cuộc sống tốt đẹp trên bao mồ hôi, nước mắt của những người đi trước mà lại vô tâm không nhớ đến những con người vĩ đại đó. Sau tất cả, bạn và tôi và hơn 90 triệu con người trên đất nước Việt Nam tươi đẹp này, chúng ta hãy noi theo những thế hệ trước, không người phát triển, không ngừng học hỏi, không ngừng hoàn thiện bản thân để cùng nhau đưa đất nước lên một tầm cao mới, sánh vai với các cường cuốc  năm châu. Để xứng đáng với lòng mong mỏi của tổ tiên cũng như ông bà và cha mẹ cũng như xứng đáng với những người đã khuất - những vị anh hùng của dân tộc. Hãy cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước, tưởng nhớ và biết ơn những vị anh hùng và mở rộng vòng tay yêu thương đến những thương binh, liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Và bắt tay xây dựng những trang lịch sử mới tốt đẹp hơn nữa cho dân tộc bạn nhé!

Bài văn đạt giải NHÌ: Lionel Ronaldo

     Uống nước nhớ nguồn là truyền thống có từ lâu đời của cha ông ta truyền lại cho thế hệ trẻ mai sau. Đây là truyền thống được gìn giữ, bảo tồn và phát huy từ đời này sang đời khác. Nó hình thành nên nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay, trong tâm linh của người Việt Nam thì lòng biết ơn, hướng về cội nguồn là điều mà mỗi người cần phải ghi nhớ. Hiểu một cách nôm na thì uống nước nhớ nguồn chính là sống luôn hướng về tổ tiên, về quê hương, đất nước, về những người đã có công ơn nuôi dưỡng và sinh thành chúng ta. Dân tộc ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm của chiến tranh. Sự mất mát, hi sinh của những người đồng chí, đồng đội để đổi lấy sự yên bình của đất nước như vây giờ. Cha ông ta, những người con đã nằm lại với đất mẹ. Những người đã đánh đổi cả tuổi trẻ của mình vì độc lập tự do dân tộc. Họ không còn nữa nhưng vong linh của họ còn mãi nằm lại trong tâm trí của những người ở lại. Hằng năm cứ đến ngày 27/7, các cơ quan đoàn thể đều tổ chức Ngày thương binh liệt sỹ để tưởng nhớ công ơn của những người đã ngã xuống, cũng như những người còn sống nhưng dấu vết chiến tranh còn in hằn trên người họ. Đó là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn, lối sống uống nước nhớ nguồn đối với những người có công với cách mạng. Công lao tròi biển ấy dù con cái có báo đáp cũng không thể báo đáp được, nhưng tấm lòng của con cái dành cho cha mẹ mới là điều quan trọng nhất. Dù mai này lớn lên, dù có đi đâu, làm gì thì ba mẹ vẫn luôn là nơi để chúng ta trở về. Họ mãi là người sẵn sàng chấp nhận và tha thứ cho những lỗi lầm bạn gây ra. Truyền thống uống nước nhớ nguồn đã tạo nên một nét đẹp truyền thống đối với dân tộc Việt Nam. Truyền thống này giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Nó sẽ hình thành nên hệ tư tưởng tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác. Bên cạnh những người có tinh thần biết ơn, uống nước nhớ nguồn thì còn có những kẻ đi ngược lại với đạo lý ấy. Đó là những người phản bội đất nước, bán nước, ích kỷ, không chịu cống hiến. Trong những năm qua tình trạng con cái bỏ rơi cha mẹ khi về già đang diễn ra ngày càng căng thẳng. Họ đang chà đạp lên những người đã có công ơn nuôi dưỡng, sinh thành. Thật đáng buồn cho những người như vậy. Uống nước nhớ nguồn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta. Mỗi người cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này để có thể xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và văn minh hơn.