Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 46

Trình bày suy nghĩ của em về bức ảnh.

Theo em cần phải làm gì để thay đổi tình trạng trên?

----------------

   Chúc mừng các bạn dưới  đây đã nhận được giải thưởng Văn vui hàng tuần của OLM:

- Giải nhất: Nguyễn Thị Thảo Linh

- Giải nhì: Nguyễn Huyền Nhi

- Giải ba: Easy Stepsmai đức minh

---------------

Sau đây là bài viết của bạn đạt giải nhất: Nguyễn Thị Thảo Linh

       Trong nền giáo dục hiện tại của Việt Nam vẫn chưa có các giải pháp triệt để về tình trạng: bạo lực học đường, hiểu biết sai trái của học sinh, giáo viên không biết coi trọng nghề nghiệp,...Chính vì thế đã dẫn đến sự lạc hậu cũng như chậm phát triển nền giáo dục nước ta trong thời đại 4.0 hiện nay. Nhưng, không chỉ vậy, suy nghĩ của một số nhà giáo vẫn còn chưa chính xác về vai trò của chính mình.

        Như chúng ta đã biết, vai trò của giáo dục vô cùng quan trọng, chính là trèn giũa, uốn nắn cho chúng ta trở nên tròn trịa. Vậy, các bạn hãy nhìn lên hình trên đi, suy nghĩ của trẻ thơ bị biến thành như thế nào? Những đứa trẻ có cách suy nghĩ khác nhau, chưa được giảng dạy kĩ thì không thể trưởng thành, đó là điều bình thường. Tuy nhiên, giáo viên trong hình ảnh lại cắt xén những ý tưởng, ước mơ của trẻ, biến chúng có suy nghĩ theo ý mà mình muốn. Việc đó được gọi là áp đặt vô lý. Hãy thử nghĩ xem, các bạn ở đây đều là học sinh, có lẽ các bạn sẽ hiểu. Các bạn luôn mong muốn cách nghĩ của bản thân sẽ được mọi người chấp nhận, lắng nghe. Bốn học sinh trong hình ảnh trên cũng vậy, các bạn ấy cũng có suy nghĩ riêng, việc áp đặt như thế là không thể chấp nhận được. 

       Hiện tương này không phải chỉ ngày một ngày hai, đặc biệt trong nền giáo dục hiện nay, nó càng diễn biến phức tạp. Nhiều lúc, chính các giáo viên ấy lại tự bịa lấy lý do: "Tôi làm vậy là vì học sinh, chẳng có gì sai cả". Thật như thế ư? Phá huỷ ước mơ của học sinh là đúng ư? Thật sai lầm. Theo tôi mà nói, để xử lí vấn đề này, chúng ta cần có nhiều giải pháp tích cực. Gần đây, nhiều cuộc hội thảo giáo dục được tổ chức, các vấn đề vẫn xoay quanh các tệ nạn giáo dục. Đương nhiên, hiện tượng này cũng được nêu ra. Và để đánh giá chính xác, nhiều chuyên gia đã đi tìm hiểu ý kiến trực tiếp từ các học sinh, nhiều bạn đã nói: "Nên có một bảng đánh giá giáo viên dành cho học sinh. Khi học sinh sai sót, giáo viên hãy cho học sinh cơ hội giải thích, đừng áp đặt chúng em". Như thế, các giải pháp đã được đặt ra. Theo em nghĩ, cần thiết kế lại chương trình giáo dục phù hợp, chú trọng việc "Kiến thức không phải là mục tiêu lớn nhất mà là giúp cho chúng ta trưởng thành",... 

        Hiện nay, hiện tượng này đã giảm dần. Một phần nhờ ý thức của giáo viên, phần nữa là do chủ trương của ngành Giáo dục. Mong rằng, với các giải pháp hiện nay, học sinh có thể thoải mái nêu ra quan điểm, được giáo viên quan tâm và tôn trọng, điều đó sẽ giúp nền giáo dục Việt Nam tiến xa hơn trong tương lai.