Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 143

Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ đến vấn đề nào? Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó trong cuộc sống hiện nay.

------------------------------

Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200.000 đồng, giải nhì 100.000 đồng, giải ba 50.000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 04/12/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 04/12/2020.

------------------------------

Các bạn đạt giải các kì trước chú ý: các bạn mở hộp tin nhắn mới để nhận giải thưởng. Trong trường hợp không nhận được tin nhắn nhận thưởng thì các bản liên hệ với tài khoản Admin.

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 143

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: Nguyễn Thị Ninh

Nhìn thầy hình ảnh trên,vấn đề đầu tiên mà trong thâm tâm em nghĩ đến chính là vấn đề môi trường.Đây vấn luôn là một vấn đề nóng bỏng được rất nhiều người quan tâm.Trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa cùng với sự phát triển và đi lên của công nghệ.Theo nhu cầu ngày càng tăng ,các mặt hàng tiên lời được sản xuất cũng ngày càng nhiều.Có cung ắt có cầu,lượng khói của nhà máy, rác thải sinh hoạt,lâm tặc chặt trộm rừng,...sự ảnh hưởng của con người đối với môi trường cũng ngày càng lớn, nhưng phần đa lại là tiêu cực vì còn rất nhiều người vẫn chưa ý thức được vấn đề này.Hỏi về khái niệm bảo vệ môi trường là gì, cách để bảo vệ môi trường thì em tin ai cũng sẽ trả lời được.Nhưng biết là một chuyện,làm lại là một chuyện muôn phần khó hơn.Cũng giống như rất nhiều người,biết rằng mình phải làm như thế nào để học giỏi, làm thế nào để phát triển bản thân, làm thế nào để giảm cân....nhưng ai cũng muốn vậy mà người thật sự bắt tay vào làm lại chẳng bao nhiêu.Và em nghĩ đó cũng chính là lý do khiến cho môi trường vẫn bị ô nhiễm.Không chỉ dừng lại ở ô nhiễm không khí,đặc biệt là ở Hà Nội mà còn cả ô nhiễm nguồn nước,...Ngày nay,nếu thường xuyên xem báo,ta sẽ thấy những tin như các khu công nghiệp đổ nước thải ra sông, ra hồ làm ô nhiễm trầm trọng nước sinh hoạt của người dân. Khiến cho người dân ở đó không có nước siunh hoạt,phải mua về với giá đắt từ nơi khác,hơn nữa những người dân sống gần những khu công nghiệp đó có nguy cơ và tỉ lệ mắc bệnh ung thư và các bệnh về đường hô hấp cao hơn những nơi khác.Hay em còn nhớ mãi hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung do nước thải sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước. Hay chỉ mới gần đây thôi,đồng bào miền Trung phải chịu rất nhiều thương tâm cùng ảnh hưởng do phải đối mặt với bão chồng bão,lũ chồng lũ, những vùng đất bị sa mạc hóa ven biển miền Trung...Thật ra nếu nói thiên tai tàn ác thì cũng phải nói,thiên tai cũng một phần do nhân tai,mà nhân tai nếu chúng ta không chỉnh đốn,thì quả thật hậu quả khôn lường.Bởi nếu chỉ một cá nhân riêng rẽ thì không thể huỷ hoại được cả xã hội nhưng rất nhiều cá nhân như thế thì có mà chính vì quy mô rộng như vậy mà môi trường vẫn đang bị ô nhiễm nặng nề.Cùng với vô vàn hậu quả như Băng tan,bão lũ, thiên tai,hiệu ứng nhà kính,thủng tầng ô zôn ...Thế nhưng môi trường vẫn ngày một ô nhiễm

Hàng ngày,hàng giờ, thâm chí là hàng giây,..thế giới vấn đang có người xả rác,bao bì ni lông,rác thải sinh hoạt ... cơ sở hạ tầng xây dựng rồi sau đó là việc thải ra vô số các rác thải xây dựng, những rác thải không thể và có thể xử lí được nhưng cũng chẳng ai xử lí. Khí độc từ nhà máy, nước thải của các công ti,rác thải hàng ngày vẫn ngày một chồng chất lên trái đất của chúng ta.Dù cho thiên nhiên đã rất nhiều lần nóng giận, bao nhiêu đợt thiên tai,ô nhiễm không khí đến khó thở... tuy rằng đã có rất nhiều người tìm hiểu và bảo vệ môi trường thì lại còn nhiều hơn rât nhiều gười vô trách nghiệm,không phân loại rác,xả rác bừa bộn...Vậy là vì sao?Bởi chúng ta còn quá nhẹ nhàng với những kẻ phá hủy môi trường.Vì sao các công ti không đầu tư hệ thống  những máy lọc không khí và đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường? Vì đơn giản là số tiền phạt rất nhỏ nhoi so với số tiền phải bỏ ra để đầu tư nên vì lợi nhuận mà người ta cũng bỏ qua cái gọi là lâu dài.Hay mỗi người chúng ta,luôn có tư tưởng "ai cũng dùng bao ni lông,mình dùng ít chút cũng chẳng có tác dụng gì".Thế là mỗi ngày,hàng loạt bao ni lông cả ra ngoài,các chai nước,vỏ li trà sữa...Nhưng liệu có mấy ai hiểu được rằng,chính những hành động đó sẽ là con dao nhọn giết dần cả thế giới loài người.Nếu chịu khó cập nhật thông tin,bạn sẽ thấy cảnh cá voi ăn rác thải sinh hoạt,rùa bị mắc bao ni lông...chúng ta,cũng đang phá hủy rất nhều nơi cư trú ở động vật nữa.Mà thậm chí khi xem xong,đôi khi chúng ta cũng cảm thấy loài người - quả thật độc ác.Em hi vọng,sẽ cò nhiều bài viết hơn về chủ đề này, hi vọng mỗi người cùng hạn chế dùng bao bì ni lông,hi vọng cùng nhau hạn chế rác thải và phân loại rác,hi vọng nhà nước xử phạt nghiêm trọng hơn đối với các công ti làm ảnh hưởng đến môi trường.Từ đó,trồng cây gây rừng, bắt được những lâm tặc trộm gỗ.Đó là những quan điểm của em về vấn đề trong bức tranh kia,hi vọng rằng trong tương lai,con người chúng ta có thể xử lý vẹn toàn vấn đề nhức nhối này.

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Dương Ngọc Nguyễn

Rác, thứ dư thừa mà con người bỏ đi trong quá trình tiêu dùng thực phẩm, vật phẩm... Rác, thứ dơ bẩn mà con người “gớm ghiếc”, không hề muốn tới gần. Ấy vậy mà chúng ta đang... sống chung với rác! Sống trong một xã hội “thông minh” như hiện nay, rác không chỉ “an phận” trong thùng rác, mà còn biết “di động” khắp mọi nơi để “gần hơn” với chúng ta - thử hỏi xem chúng ta đã “gớm ghiếc” rác như thế nào! Bạn nghĩ sao nếu hành tinh xanh này bỗng trở nên xám xịt vì tràn ngập rác? Nghe có vẻ vô lý nhưng đó là tương lai nếu chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng của việc xả rác bừa bãi, đặc biệt là rác thải nhựa.“Xả rác bừa bãi” là cụm từ chỉ hành vi vứt rác không đúng nơi quy định như thùng rác, bãi rác, nơi thu gom rác... Trong đó rác là những vật, chất mà con người không sử dụng nữa và thải ra môi trường. Rác có thể là thức ăn thừa, phế liệu, túi nilon... và được chia thành nhiều loại như rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, công nghiệp... Rác thải phong phú và đa dạng như vậy đấy, cùng với đó là rất nhiều tác hại nghiêm trọng mà . Loại rác thải “cứng đầu” nhất chính là rác thải nhựa, chúng cần hàng trăm năm để phân hủy.Hàng năm thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa. Chỉ cần mỗi người vứt một miếng rác trong một ngày, thì có tới 7,7 tỉ miếng rác trên thế giới, thực tế thì hơn thế rất nhiều, rồi hàng tháng, hàng năm, hàng triệu năm con số ấy chóng lớn như thế nào trong khi chờ đợi rác thải nhựa phân hủy trong vô vọng? Rác thải khác nào một con virus, âm thầm tràn lan rồi lại rất khó để diệt? Nếu đường chân trời làm bằng gang, bằng thép, thì cứ tiếp tục thực trạng này, ắt hẳn chúng ta sẽ bị ngập chìm trong rác thải, vào một ngày không trăng không sao và... không xa.Một sự thật đáng buồn là chính chúng ta đang từ từ “tiêu diệt” môi trường sống của mình mà không phải một thế lực nào khác, điều đó có nghĩa là con người đang tự “tiêu diệt” đồng loại và liên lụy đến cả các sinh vật khác. Bằng cách nào? Một cách thức rất nhẹ nhàng tưởng không hại mà hại không tưởng: “Một cái chai thì nhằm nhò gì, vứt đại ra đi”, “Hộp xốp để ở đây chắc có cô bác lao công dọn”, “Việc bảo vệ môi trường là việc của người ta, vì nó hết sức cao cả”...- đó chính là ý thức kém dẫn đến hành vi sai trái - mấy mươi người như thế thôi cũng đủ làm nên một bãi rác rồi. Xã hội hiện đại thì cái gì cũng “nhanh, gọn, lẹ”, cho nên nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng nhiều bởi tính dẻo, nhẹ và tiện lợi của nó; đồng thời con người cũng tiện tay “nhanh, gọn, lẹ” vứt rác tại chỗ - rất tiết kiệm thời gian và công sức. Chính ý thức “lười biếng” ấy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. Ngoài ra còn do yếu tố khách quan từ phía Nhà nước. Tại sao Xin-ga-po nhỏ bé như thế mà lại rất sạch sẽ, trong khi các đất nước khác rất lớn mà lại không đủ chỗ chứa rác? Xin-ga-po có những chính sách nghiêm phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đây là tấm gương tiêu biểu cho một xã hội văn minh, hiện đại.Từng ngày, từng giờ, rác thải vẫn đang ngấm ngầm “ăn mòn” môi trường cũng như sức khỏe con người và sinh vật, giống như mọt gậm sách vậy. Lượng rác thải không được xử lý trong thời gian dài chẳng những gây mất mĩ quan đô thị mà còn bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh phát triển, gây các bệnh về đường hô hấp, da và tiêu hóa. Rác thải làm giảm đa dạng sinh học, nhiều sinh vật sống trong lòng đất và dưới nước có nguy cơ bị tuyệt chủng vì không thể thích nghi với môi trường ô nhiễm hay ăn phải rác thải nhựa. Có lẽ khi chúng ta nhìn thấy hàng chục, thậm chí hàng trăm kí rác nằm trong bụng những sinh vật biển khiến chúng chết thảm, thì có lẽ sẽ không ai nỡ vứt rác xuống nguồn nước nữa!

Để khắc phục thực trạng này, chúng ta cần phải ra sức tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải có những biện pháp thiết thực như có chính sách bảo vệ môi trường, nghiêm phạt những hành vi vi phạm. Bản thân mỗi người phải tự nhắc nhở mình và những người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường, tố cáo những hành vi xả thải trái phép như vụ nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung. Chúng ta có thể làm việc lớn từ những hành động nhỏ như sử dụng túi vải thay cho túi nilon; chai thủy tinh, inox thay cho chai nhựa; phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ...Ở nước ta, công nghệ 4.0 ra đời cũng là lúc các em học sinh được tiếp cận nhiều hơn với máy móc, thiết bị điện tử, từ đó thỏa sức sáng tạo ra các mô hình, dự án, máy móc... góp phần bảo vệ môi trường, tiêu biểu là sản phẩm “xe đạp lọc khí” của nhóm học sinh trường THPT Chuyên Thăng Long (Đà Lạt, Lâm Đồng), đó là một điều đáng tự hào của người dân Việt Nam. Mong rằng đây là niềm cảm hứng cho tất cả mọi người với thông điệp: Vì một hành tinh xanh!Trái Đất đang bị ô nhiễm nặng nề, điều đó không có nghĩa là xã hội thiếu vắng đi những người có ý thức bảo vệ môi trường, mà còn rất rất nhiều những tình nguyện viên nhặt rác bãi biển, ven sông; những nhà sáng chế tái chế đồ nhựa, dùng túi nilon làm trang phục, biến chai nhựa thành đồ dùng học tập, sáng chế ra thùng rác thông minh biết phân loại rác...; những tổ trưởng tổ dân phố ra sức tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh khu phố; những họa sĩ vẽ tranh đường phố gửi gắm thông điệp bảo vệ môi trường vào các tác phẩm của mình... Ôi! Những nghĩa cử cao đẹp ấy tuy nhỏ nhoi nhưng mang ý nghĩa vô cùng lớn lao, chỉ cần mỗi người góp một việc làm nhỏ thì Trái Đất của chúng ta xanh lắm những màu xanh!Ông cha ta đã đánh đổi cả xương máu để chúng ta có được hòa bình ngày nay, và Việt Nam ta vốn nổi tiếng với “rừng vàng biển bạc”. Như vậy, trên có màu xanh bình yên của trời, dưới có màu xanh tươi mới của cây và xanh biếc của biển - một hành tinh xanh đẹp biết bao, không dễ gì có được! Vì vậy đừng làm dấy bẩn nó nữa, một khi nó đã bẩn thì rất khó để lấy lại vẻ đẹp nguyên sơ kia!Thực trạng xả rác bừa bãi không còn là vấn đề nữa, mà đã trở thành vấn nạn. Đừng nghĩ rằng đó là chuyện của Nhà nước và những người có thẩm quyền, không bạn ơi, đó là chuyện chung của tất cả mọi người. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhưạ. Vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta, trước hết là bảo vệ chính bạn!

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI BA: Hack fake

1.Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ đến vấn đề thải rác gây ô nhiễm môi trường2. Bài làmThế giới ngày nay đang bước vào giai đoạn phát triển không ngừng, hàng loạt sản phẩm ra đời giúp cho cuộc sống con người trở nên thuận lợi, đơn giản hơn. Thế nhưng đi liền với điều đó thì những khó khăn cũng gây nên bất lợi cho con người, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng yêu cầu chúng ta phải tìm ra biện pháp bảo vệ.Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm. Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Sông Tô Lịch mặt nước đen, bốc mùi hôi thối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi:“Bên bờ vải nhãn hai hàngDưới sông cá lội từng đàn tung tăng.” ​Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi. Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hội - một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này.Trong tình trạng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng "thành tích" về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy ta vẫn có thể nhận thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam. Khi bạn ra đường, rất khó để có thể không nhìn thấy bãi rác nào ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi, ngay cả gần thùng rác. Rồi ở gần Tháp Rùa, chẳng thấy cụ rùa đâu mà chỉ toàn rác ngập nước. Đó là ở đất liền, ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thẳng ra biển mà chưa qua xử lí giờ không đủ để người dân bất ngờ mà chỉ lắc đầu ngán ngẩm. Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển. Nó được xử lí hoặc không, nếu được xử lí cũng chỉ là đốt hoặc chôn xuống đất- những cách làm chỉ gia tăng thêm sự ô nhiễm. Có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức được việc vứt rác và xử lí rác sao cho hợp lí.Đã đến lúc chúng ta phải giải cứu cho môi trường, cho chính cuộc sống chúng ta! Một vài giây để vứt rác đúng chỗ, một phút để rác đúng phân loại của nó và một lời nhắc nhở dành cho mọi người để vứt rác đúng chỗ. Những thói quen tốt được hình thành từ những điều nhỏ nhặt ấy. Thay vì phải bỏ ra hàng tỉ đồng để thu dọn rác và xử lí ô nhiễm, chính phủ có thể tăng mạnh biện pháp tuyên truyền ý thức và xử phạt với những người, tổ chức thiếu ý thức. Một chiếc thùng rác xinh xắn với dòng chữ “Hãy cho tôi rác” đặt thường xuyên trên hè phố, trong các tòa nhà sẽ gây được sự chú ý. Những việc ấy, không có gì là khó cả.Sống trong một môi trường sạch đẹp, thoáng mát vẫn tốt hơn. Chúng ta phải biết bảo vệ môi trương khỏi ô nhiễm.