Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 139

1. Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ nào?

2. Bằng một bài văn ngắn, hãy bày tỏ suy nghĩ của em về câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ấy.

------------------------------

Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200.000 đồng, giải nhì 100.000 đồng, giải ba 50.000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 06/11/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 06/11/2020.

------------------------------

Các bạn đạt giải các kì trước chú ý: các bạn mở hộp tin nhắn mới để nhận giải thưởng. Trong trường hợp không nhận được tin nhắn nhận thưởng thì các bản liên hệ với tài khoản Admin.

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 139

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: Nguyễn Thị Ninh

1.Từ những hình ảnh trên gợi lên trong tâm trí em câu ca dao:

"Nhiễu điều phũ lấy giá gương

người trong một nước phải thương nhau cùng"

2.

Bài làm

Dân tộc Việt Nam dẫu có trải qua bao đắng cay ngọt bùi,bao biến cố cùng khó khăn thì vẫn luôn giữ trong tim một mảnh ấm áp đượm tình người.Tinh thần đó vẫn luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta,dù cho có qua bao nhiêu năm tháng vất vả cùng gian lao vẫn chưa từng đổi thay.Mà có lẽ,một minh chứng rất rõ ràng chính là kho tàng văn học Việt Nam với những áng văn,thơ chứa đầy đạo lý cao đẹp của dân tộc ta.Mà trong đó,có các tác phẩm văn học dân gian,các tục ngữ,ca dao rất hay và sâu sắc nói về tình yêu thương.Nhất là trong hoàn cảnh bão lũ hoành hành như hiện nay thì ấn tượng nhất với em chính là câu ca dao:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Về nghĩa đen thì "nhiễu điều" trong câu ca dao là một tấm vải dùng để phủ lên \"giá gương\" để che bụi cho tấm gương  để cho nó được sạch sẽ ,trong trẻo ,không nhiễm bụi bẩn cũng đồng thời cũng nhờ ánh sáng phản chiếu từ chiếc gương lên mảnh vải khiến nó càng đẹp rực rỡ hơn.Hai vật là tấm nhiễu điều và giá gương phải luôn gắn bó khăng khít và bảo vệ cho nhau bởi  nếu mất tấm nhiễu điều tấm gương sẽ không còn được sạch sẽ,đẹp như trước nữa,và nếu thiếu như tấm gương,thì một mình tấm nhiễu điều cũng chẳng để làm gì.Mà nghĩa bóng của câu ca dao chính là người trong một nước phải yêu thương,bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.Vì chỉ có đoàn kết và gắn bó với nhau thì mới có thể tạo ra sức mạnh giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách.

Đối với em,câu ca dao thật sự rất ấn tượng và dạy cho em bài học sây sắc vê tình thương,về sự đoàn kết  và sẻ chia khó khăn.Nhất là trong hoàn cảnh khó khăn chồng khó khăn như hiện nay.Đại giặc Covid-19 chưa nguôi ngoai khiến cho người dân cả nước không khỏi lo lắng thì giặc thiên tai lại đến.Bão lũ chồng bão lúc,gian nan chồng gian nan,nhiều cán bộ,chiến sĩ đã phải bỏ mạng trong những đợt bão hoành hành,những đất đá bất chợt đến.Trên thời sự,báo chí cả nước đều đưa tin,các cảnh tượng kinh hoàng như đang hiện lên trước mắt em.Dù ở nơi miền núi xa xôi, nhưng qua từng tiếng gào khóc tuyệt vọng,khuôn mặt sợ hãi lấm lem bùn đất cùng những vết sẹo nhỏ to trên Ti vi và báo chí đưa tin vẫn có thể làm cho em cảm nhận được phần nào nỗi đau đớn cùng thống khổ mà bao người dân đang yếu ớt chống chọi với thiên tai.Câu ca dao như hiện rõ trong tâm trí "người trong một nước phải thương nhau cùng" ,như nhắc nhở cũng làm cho em cảm thấy thổn thức,muốn làm gì đó,góp sức một phần nào đó,gù chỉ là nhỏ thôi,đến những đồng bào,những anh em gặp hoạn nạn kia.

Câu ca dao ấy như lời răn dạy mà tổ tiên,ông cha ta đã gửi gắm từ bao đời nay và nó vẫn luôn được kế thừa và phát triển.Điển hình như trong đợt bão lũ kinh hoàng vừa rồi,dĩ nhiên những thiệt hại về cả mạng người lẫn tài sản là không thể nào kể xiết.Nhưng cũng trong chính những gian lao này,ta thấy rực sáng lên tình người,tình thương yêu,đùm bọc đồng bào.Từng đoàn từ thiện,cứu nạn ,quyên góp ủng hộ miền Trung.Nhiều người bỏ công sức,tiền của để hướng về "khúc ruột" miền Trung để san sẻ phần nào khó khăn mà họ đã phải gánh chịu do thiên tai.Đồng bào Bắc -Nam cùng chung tay giúp đỡ cùng các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cả nước. Hình ảnh "cô Tiên" lội nước phát quà, đưa tiền quyên góp người dân đến hai chân bị ghẻ lỡ, hình ảnh bà cụ Vũ Thị Lộc đã 88 tuổi đập heo để cứu trợ người dân miền Trung 5 triệu , bà cụ vác bao đồ cùng mì tôm đến đoàn xe cứu trợ miền Trung, hay vô vạn những hình ảnh đẹp đẽ khác nữa lướt qua trong tâm trí của em khiến em không khỏi tự hào.Câu ca dao ấy là lời nhắc nhờ của ông cha ta và nhân dân Việt Nam cũng chưa từng quên lời răn dạy mà vẫn luôn giữ gìn cũng như phát triển nó. Qua câu ca dao cũng như những hành động thực tế trong cuộc sống, những gì đã chứng kiến đã dạy cho em rất nhiều. Khiến cho em hiểu được,tính mạng con người vốn cũng thật nhỏ nhoi,có những người hôm qua vẫn còn cười nói mà nay đã mãi mãi không thể thấy nữa, người dân nước ta gặp nhiều hoạn nạn ,đau khổ mà cần không chỉ riêng một người mà là cả cộng đồng chia sẻ cho vơi đi phần nào nỗi đau đớn và mất mát.Thương yêu đồng bào không phải là "nên" nữa mà là "phải". Không phải là chỉ qua những câu nói nữa,mà phải biến thành hành động để giúp đỡ.Câu ca dao răn dạy ta phải biết thương xót cho nỗi đau của đồng loại,phải sống trong tình thương,biết gắn bó,quan tâm ,giúp đỡ và san sẻ những niềm đau và nỗi buồn của đồng loại. Nếu trong cuộc sống,khi chúng ta đứng trước những mất mát,đau khổ của người khác mà vẫn dửng dưng "Đèn nhà ai người nấy rạng "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" hay gặp nạn hôi của,sống ích kỉ,chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân thì sớm muộn cũng sẽ bị xã hội đào thải mà không tồn tại được. Những kiểu người như thế, cần phải bị phê phát và đẩy lùi triệt để.

Nói tóm lại

"Nhiễu điều phũ lấy giá gương 

Người trong một nước phải thương nhau cùng "là một câu ca dao mang triết lý sống rất đẹp,đó là tấm lòng đẹp,tình nhân ái,nghĩa đồng bào,đồng chí được biểu hiện sâu sắc qua các hành động.Mà chỉ khi biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau,sống giàu tình người thì con người mới đẹp.Chỉ khi xã hội không chỉ chăm chăm vào giàu sang,vật chất nữa mà con vì văn minh và nhân ái thì xã hội mới trở thành vẻ đẹp rạng rỡ nhất. Mà Nguyễn Trãi cũng từng viết qua tác phẩm "Gia huấn ca" câu thơ rất giống với hoàn cảnh bây giờ  :

"...Tiếng rằng ngày đói,tháng đông

Thuơng người bớt miệng,bớt lòng mà cho

Miếng khi đói,gói khi no

Của tuy tơ tóc,nghĩa so nghìn trùng..."

Em vẫn luôn tin rằng,dù trong bất cứ hoàn cảnh nào,khó khăn ra sao thì nhân dân ta chỉ cần vẫn luôn giữa vững tinh thần đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau để kết thành một nguồn sức mạnh lớn,đánh bay mọi khó khăn,gian lao cũng như mọi loại giặc ở trong cả quá khứ,hiện tại và cả tương lai.Sau tất cả,em tự hào mang dòng máu con Rồng cháu Tiên,tự hào là người con của đất nước Việt Nam.Tuy hiện tại,em chỉ có thể góp chút ít tiền tiết kiệm và món đồ nho nhỏ để giúp đỡ đồng bào miền Trung.Nhưng chắc chắn rằng,em sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt,phát triển và tuyên truyền đến mọi người xung quanh,để tình người mãi rực sáng, để giúp đỡ những đồng bào đang khó khăn. Các bạn- những người quen biết qua những con chữ, em biết, chúng ta là những con người Việt Nam, chúng ta sẽ và phải cùng nhau phấn đấu theo đường lối của Đảng để phát triển đất nước và cùng nhau hoàn thiện và phát triển bản thân. Nghe theo lời răn dạy của ông cha qua những lời ca dao,câu tục ngữ,để càng khắc ghi và trở nên tốt đẹp hơn, người Việt Nam càng yêu thương và giúp đỡ nhau nhiều hơn.

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Mianca SaranaBeru

1. Em nghĩ đến câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"

2.Trong những ngày gần đây,có lẽ tình hình bão lũ,thiên tai chính là tâm điểm chú ý của dư luận.Đã có người chết vì ảnh hưởng của thiên taivà đặc biệt ở các tỉnh Miền Trungthì lại càng căng thẳng vì đây là nơi đã có nhiều người chết và thiệt hại nặng nề. Thế nhưng cũng chính nhờ đợt thiên tai này mà em lại được thẫm đẫm tinh thần đoàn kết,yêu thương của dân tộc ta. Trong bức ảnh trên,có lẽ đập vào mắt em đầu tiên đó chính là hình ảnh của bà cụ,cùng tiêu đề của bức ảnh gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ "thương người như thể thương thân".Đất nước Việt Nam trải qua mấy nghìn năm văn hiến thế nhưng truyền thống yêu nước,những suy nghĩ và hành động vì người khác vẫn còn mãi,còn đẹp mãi.Không phô trương,phóng đại chỉ đơn giản là những phần cơm,mì tôm hay chút tiền gom góp  được để quyên góp ,những người vẫn ổn thì giúp đỡ  cho người thực sự cần,những cử chỉ đẹp đấy,thật đáng ngưỡng mộ cũng thật đẹp.

Bão lụt đến như một cơn đại hồng thủy,nó đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói,nó khiến bao nhiêu người mất nhà cửa,vỡ nợ,bao nhiêu người phải mất đi người thân.Nền kinh tế xuống dôc khiến bao nhiêu người lao đao.Cùng với những áp lực của thiên tai bao phủ khiến cho người người lo lắng.cuộc chiến này khiến ta hao tổn rất nhiều về cả tiền bạc,sức lực...Thế nhưng đối với riêng em thì lại giống như một phép thử.Phép thử của tình thương ,tinh thần đoàn kết giữa ngừoi với người.Bức ảnh trên làm em liên tưởng đến trà đá miễn phí bên đường tránh nắng gắt của Hà Nội,làm em nhớ đến ATM - gạo đầy nghĩa tình.Làm em nhớ đến những người phát khẩu trang miễn phí.Giữa người với người với nhau luôn có một loại xúc cảm đặc biệt,một sợi dây liên kết rất đẹp đẽ và thiêng liêng. Giữamiền Trung  khi mà bão lũ với đầy những nguy hiểm và lo lắng đỉnh điểm,vẫn có những người đem tiền của,nhu yếu phẩm....để giúp đỡ người khác đang khó khăn,có người vừa nhận được thùng mì cứu trợ dã lập tức chia cho 6 hộ khác,... tất cả hành cộng đẹp đó làm cháy lên tinh thần đoàn kết chống "giặc thiên tai" .Làm cho em cảm thấy như thật ấm áp tình người,tình yêu thương giữa đồng loại. Sự cảm thông và chia sẽ lẫn nhau.Và vào những lúc này,câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân" quả thật là lời dạy cũng là truyền thông tốt đẹp của dân tộc được lưu truyền và phát triển đến ngày nay,hay nhà thơ Tố Hữu cũng từng khẳng định qua câu thơ " ...Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Nói đến tình người,tình yêu thương dường như là một khái niệm thật khó để định nghĩa thật chính xác.Mà theo em đó là là một khái niệm chỉ một loại tình cảm, một vẽ vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.Trong cuộc sống hiện nay,những gồng quay cuộc sống,áp lực công việc...mọi thứ làm con ngời trở nên bận rộn với cuộc sống mưu sinh,đôi lúc là khổ sở ,mệt mỏi hay thậm chí là tuyệt vọng với những khó khăn.Tuy nói mỗi người có một công việc riêng,một cách sống riêng nhưng chung quy lại ai mà không mong cầu được hạnh phúc,được nhẹ nhàng bình yên. Thế nhưng những nghề lao động chân tay mệt nhọc như nông dân,lao công,các chú các cô công nhân rất đáng tôn trọng nhưng càng được quan tâm. sự yêu thương cũng bắt đầu từ những suy nghĩ ,tình cảm như thế thôi.và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu có càng nhiều tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Và đó cũng không phải là thứ tình cảm quá đỗi vĩ đại hay quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Việc chia sẽ và cho đi những yêu thương cũng giống như việc chúng ta đang nhân đôi niềm hạnh phúc vậy. Cứ “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại bội phận.Nhận lại niềm hạnh phúc khio làm điều tốt,nhận được được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn.Chỉ thế thôi đã là quá đủ rồiNgười ta vẫn nói: "Trái đất này,nơi lạnh giá nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình người" Cuộc đời này ta chỉ được sống một lần thôi.Không có nút hối hận cũng chẳng có nút tua về.Trong xã hội,nếu bạn cũng đang đọc được bài viết này thì bạn đã rất may mẵn vẫn luôn có nhiều người kém may mắn hơn chúng ta, họ có thể thiếutình thương,thiếu thốn điều kiện và họ cần được chúng ta giúp đỡ. Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương,tinh thần dùm bọc lẫn nhau cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.Rất nhiều người dã làm dược như thế,rất nhiều hạnh động cụ thể và thiết thực mà chúng ta đã thấy như dòng chữ viết hay những nhu yếm,những nghĩa cử đẹp trên ảnh kia và còn nhiều hơn thế nữa.

Đó là tình cảm đẹp đẽ được tiếp nối từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà qua đó ,em chỉ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng "Hạnh phúc là quãng đường đi,không phải đích đến? Chỉ cần có trái tim chân thành,lòng nhiệt huyết và hướng thiện thì dù rằng có ở Bắc Cực thì vẫn thấy ấm áp,dù có ở sa mạc vẫn sẽ thấy như dòng suối mát chảy qua tim.Nếu coi cuộc đời của mỗi chúng ta là một bức tranh,thì mỗi hành động của chúng ta đều như đang vẽ lên bức tranh cuộc đời mình.Tư vị cuộc sống vốn dĩ muôn màu muôn vẻ,muốn bước cao hay thấp,sống vì mình hay vì người khác là quyết định của mỗi người.Nhưng hãy tin em,yêu thương là một khoản đầu tư chưa bao giờ lỗ cũng không bao giờ là thừa.Chỉ cần trái tim ta muốn cho đi,thì càng cho đi,yêu thương lại nhận về bội phần và cũng làm cho cuộc sống của ta trở nên tươi đẹp,rạng ngời hơn.Cuộc sống vốn dĩ chưa từng dễ dàng,sẽ luôn có những lúc khó khăn,những lúc tưởng chừng như quá vất vả,cuộc sông quá khắc nghiệt cũng giống như đại dịch COVID-19 hay thiên tai kéo đến vậy,bất chợt đến .Thế nhưng chỉ cần có trái tim yêu thương chỉ cần có tình ngừoi giữa người với nhau.Cùng nhau đoàn kết vượt qua những khó khăn trong gồng quay của cuộc sống,vượt qua tất cả những mệt nhoài những thử thách của cuộc sống ,và khi nhìn lại quá khứ chính ta mới có thể tự hào và vui vẻ mới có thể an nhiên tự tại vì đẫ luôn cố gắng,vì đã làm thứ gì đó tốt đẹp cho cộng đồng,vì đã giúp cho ai đó,cho ai đó nguồn động lực và ấm áp của tình người và sự sẻ chia.Cùng nhau cố gắng, xây dựng một xã hội văn minh,một cộng đồng yêu thương và một đất nước phát triển và chắc chắn rằng tinh thần đoàn kết của chúng ta chính là sức mạnh và cũng là thứ sẽ chiến thắng thiên tai,đại nạn cũng như mọi khó khăn,thử thách chông gai.  

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI BA: Beru

1. Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến câu : "Của ít lòng nhiều"

2.

                               Bài làm :

           Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc . Một trong những số đó là câu tục ngữ \"Của ít lòng nhiều\"

           Trước hết ta phải hiểu thế nào là của ít lòng nhiều ? Câu thành ngữ “Của ít lòng nhiều” chỉ vật kỷ niệm, vật được gom góp để giúp đỡ nhau lúc khó khăn tuy giá trị vật chất thì không đáng là bao nhưng tấm lòng, tình nghĩa trong đó thì gấp nhiều nhiều lần giá trị thực của món quà. Câu nói đó cũng ám chỉ có những món quà, món đồ sang trọng nhưng người tặng lại thiếu thiện tâm, chân tình thì cũng không có giá trị nhiều.

           Của ít lòng nhiều là một đức tính tốt đẹp của con người . Là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muộn và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích cho dù thứ ta cho đi không được có giá trị to lớn nhưng chúng ta đã có một lòng chân thành .

              Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống của ít lòng nhiều ? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo. Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS để cưu mang những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên tivi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.       

         Như vậy , qua những phân tích trên ta thấy được đức tính "Của ít lòng nhiều" là rất quan trọng . Ai trong chúng ta hãy cùng cố gắng giúp đỡ những người sống khó khắn hơn mình để làm cho đất nước ta văn minh , giàu đẹp hơn.