Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 138

"Về thôi, các anh!

Trạm 67 ơi!

Đâu rồi mỗi bình minh chim hót?

Giờ chỉ còn nước mắt

Chảy thành dòng lũ tuôn.

"Rào Trăng" ơi! tiếng than đến xé lòng.

Đâu rồi anh Man, anh Vui, anh Hải, anh Hùng?

Đâu anh Thắng, anh Dương, anh Bình, anh Dũng?

Giữa thời bình quê hương đã lặng im tiếng súng.

Lẽ nào các anh lại âm thầm ngã xuống hôm nay?

Anh Quốc, anh Anh, anh Công rồi Trung nữa có hay

Đã đến giờ điểm quân sao không về đây cùng đồng đội?

Chàng phóng viên trẻ, em ơi!

Quê hương đang chìm trong bão giông lụt lội

Sao không dậy đưa tin?

Tiếng kêu xé lòng sao các anh vẫn lặng im?

Cả mười ba trái tim

Mới đây thôi còn đập

Giờ đã bị vùi lấp

Giữa núi rừng hoang vu

Về thôi, các anh ơi! cả Tổ quốc đang chờ!".

1. Bài thơ trên viết cho những ai? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. Từ vấn đề được đặt ra trong bài thơ trên, hãy viết một bài văn ngắn bày tỏ cảm xúc của mình về những chiến sĩ "vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh".

------------------------------

Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200.000 đồng, giải nhì 100.000 đồng, giải ba 50.000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 30/10/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 30/10/2020.

------------------------------

Các bạn đạt giải các kì trước chú ý: các bạn mở hộp tin nhắn mới để nhận giải thưởng. Trong trường hợp không nhận được tin nhắn nhận thưởng thì các bản liên hệ với tài khoản Admin.

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 138

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: Lyly

1.Bài thơ viết cho 13 chiến sĩ ,cán bộ hi sinh tại  Rào Trăng Ba 3.

Hoàn cảnh ra đời:Trước đó một ngày, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được tin, 12h ngày 11/10 đã xảy ra sự việc sạt lở núi khiến nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 bị vùi lấp. Nên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra, xác minh để có phương án cứu hộ, gồm 21 người.Tối đến,đoàn dừng lại ở nhà kiểm lâm để nghỉ ngơi.Nhưng rồi,có tiếng nổ lớn, sụt toàn bộ núi, đất đá trùm lên khu nhà đoàn đang nghỉ.Mười ba chiến sĩ,cán bộ anh dũng hi sinh,chỉ còn 8 người thoát được ra ngoài.Nhân dân cả nước vô cùng thương tiếc các 13 chiến sĩ đã hi sinh.Cô Lê Thị Huyền- một giáo viên tiểu học (tỉnh Thanh Hóa) đã chia sẽ bài thơ trên do chị sáng tác để bày tỏ niềm xúc động như lời nhắn gửi đến các cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc tại Trạm bảo vệ rừng 67, gần khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Từ vấn đề được đặt ra trong bài thơ trên, hãy viết một bài văn ngắn bày tỏ cảm xúc của mình về những chiến sĩ "vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh".

Bài làm

Đất nước Việt Nam của chúng ta trải qua biết bao nhiêu thời kì khó khăn.Từ thời xưa bị giặc xâm lược,đến giặc Covid-19 và rồi lại đến giặc thiên tai.Mỗi lần giặc đến,nhân dân ta lại rơi vào cảnh túng quẫn.Xưa kia,nhân dân Việt Nam bị quân xâm lược chèn ép,bốc lột nặng nề không có lối ra thì có những chiến sĩ anh hùng cùng với nhân dân chiến đấu với giặc ngoại xâm.Họ chiến đấu,không chỉ nghĩ cho bản thân mà nghĩ cho đất nước,cho dân tộc,cho nhân dân đang lầm than.Tưởng như chiến tranh đã qua,đất nước đã hòa bình dân tộc,đất nước sẽ được bình an,thế nhưng không. Giawcj Covid-19  lại đến,thì các chiến sĩ đã chẳng màng cực khổ,ra rừng để nhường chỗ ở cho các bệnh nhân.Và đến đợt bão lũ,thiên tai thì vẫn có các chiến sĩ "vì nhân dân quên mình,vì nhân dân hi sinh" để cứu trợ cho người dân,để tìm phương án tốt nhân để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân- Nhưng con người đầy anh dũng đáng khâm phục.

Đối với cá nhân em,những người chiến sĩ này cũng giống như những chiến sĩ thời trước.Cho dù thời đại có khác nhau,nhưng vẫn luôn "vì nhân dân quên mình,vì nhân dân hi sinh" như lời bài hành khúc của tác giả Doãn Quang Khải.Khi nghe thông tin trên thời sự,có bao nhiêu người đã không được nước mắt xót xa trước sự hi sinh của 13 chiến sĩ.Họ là những chiến sĩ mang dòng máu Việt Nam,đã điểm tô soi sáng cho tâm hồn con người Việt Nam.Là những con người yêu nước,thương nhân dân còn hơn chính mình,tình yêu nướ từ sâu trong trái tim nồng ấm ,thiết tha. Đọc lại bản "Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn : "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" .-Từng câu,từng chữ như khắc khoải,nó viết bằng máu của trái tim vị tướng lĩnh yêu nước,thương dân như con,tình yêu nước thấm nhuần trong từng huyết quản.Sự hi sinh của chiến sĩ Rào Trăng 3, làm cho em hết sức thương tiếc nhưng cũng đồng thời,nhớ lại những chiến sĩ khác của đất nước Việt Nam vì nước quên mình, vì nhân dân hi sinh".

Bằng tất cả lòng chân thành của bản thân,em xin cúi đầu kính cẩn nhất trước linh hồn của những vị chiến sĩ đã chiến đầu,đã ôm lấy bao cực khổ gian lao,trước những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh hay còn đang sống và cống hiến và bảo vệ tính mạng,quyền lợi của người dân.Từ trong trái tim,em cảm nhận được những đau đớn,cực khổ của những người dân khi liên tục chịu nạn,gặp bão lũ cũng như những vất vả ,bất chấp hiểm nguy để cứu người cũng như tìm lại xác nạn nhân các vụ thiên tai cho người thân của các chiến sĩ.

Đợt thiên tai này đã lấy đi của chúng ta quá nhiều,cả tài sản vất chất,lẫn tinh thần,khiến cho người dân thiệt mạng,khiến cho đất nước ta mất đi 13 chiến sĩ tài giỏi yêu nước. Sự thương tiếc của cả nước,cũng như đau đớn tột cùng của những người thân,người nhà các chiến sĩ trước cảnh người mất, ngườ còn ,kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh,những người vợ của các chiến sĩ gặp nạn -Thật chua xót thay.

Những gì đã trải qua,giống như vẽ lên trong tâm trí em một bức tranh bằng cảm xúc mà đường nét chỉ có thể chính em mới cảm nhận được.Bức tranh của sự tự hào vì là con dân Việt Nam,tự hào về các chiến sĩ vì nhân dân quên mình,vì nhân dân hi sinh và cảm thấy may mắn thay vì chưa bị ảnh hưởng nặng nề vì bão lũ,vẫn còn vẹn nguyên cả gia đình cùng bên nhau hội tụ.

Nhưng em vẫn luôn biết,sự bình an,hòa bình của chúng ta ngày nay đều phải kết bằng nghĩa,bằng xương,bằng máu và bằng trái tim nóng bỏng nhiệt huyết của những người đã ngã xuống.Là một người dân ,em tự hào về con người Việt Nam ,nghĩa tình nồng ấm,em tự hào về đất nước Việt Nam,dẫu có bao nhiêu giặc đến,dù giặc Covid -19 hay thiên tai vẫn có những người đi đầu quên mình để nghĩ đến người dân,để bảo vệ nhân dân.Qua đó,người dân chúng ta phải luôn biết ơn trước những hi sinh của các chiến sĩ,đồng thời phải phê phán và đẩy lùi những con người máu lạnh,tanh lòng, truyền bá những thông tin không chính xác.

Sau tất cả,qua những hi sinh của các chiến sĩ cũng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá,cẩn trọng hơn trong công tác bảo hộ và phòng bị những tình huống xấu nhất,đồng thời bảo vệ rừng ,thiên nhiên.Vì thiên tai cũng một phần do nhân tai.Mà qua đó,trồng cây gây rừng,giảm thiểu thiệt hại cho môi trường,cũng như phòng bị cho bản thân,để tránh rơi vào tình trạng trở tay không kịp,để rồi chỉ còn một mảnh xót xa.Và em tin rằng,với sự nhiệt huyết và tất cả những gì chúng ta đã và đang có,chúng ta sẽ chiến thắng giặc thiên tai cũng như mọi loài giặc khác.VIỆT NAM QUYẾT THẮNG!.

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Vũ Thị Như Quỳnh

1.    Bài thơ trên viết cho 13 chiến sĩ, cán bộ mất liên lạc mong họ trở về.  Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:  cô giáo Lê Huyền (Giáo viên trường Tiểu học Ngọc Khê 1 - Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã cất bút viết lên lời bài thơ này để hi vọng 13 anh chiến sĩ cán bộ sẽ có một phép màu xảy ra, các chiến sĩ bình an trở về khi bị mất liên lạc tại trạm bảo vệ rừng 67, khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3.

 2)  Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng viết :

        “Nước chúng ta

     Nước của những người chưa bao giờ khuất

        Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

     Những buổi ngày xưa vọng nói về…”

             Đọc những dòng thơ khoảng chừng đã chục năm về trước mà bây giờ tôi lại thấy thổn thức trong lòng về những người lính, cán bộ đã thầm lặng hi sinh xương máu đắp tạo lên nền độc lập cho tổ quốc. Chiến tranh đã qua đi, hòa bình đã lập lại có thể nói bây giờ chúng ta đang sống trong thời bình mang đậm sự bình yên được tự do ngắm nhìn thế giới ngắm nhìn đất nước với cánh cò bay thẳng cánh. Nhưng dường như chưa được hưởng trọn vẹn niềm vui thì giờ đây đã xảy ra lũ lụt liên miên cuốn trôi đi biết bao tài sản nhà cửa của nhân dân miền Trung khiến cho tiếng khóc như được vang cả một vùng miền nước mắt như chạm vào trái tim của nhân dân ta. Tệ hơn nữa vào ngày 15/10 có 13 chiến sĩ đã mất tích "vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh "để lại niềm đau trong lòng nhân dân cả nước . Có lẽ không chỉ riêng các anh mà còn rất nhiều người khác nữa: "Về thôi, các anh!

   Trạm 67 ơi!

  Đâu rồi mỗi bình minh chim hót?

  Giờ chỉ còn nước mắt

 Chảy thành dòng lũ tuôn.

"Rào Trăng" ơi! tiếng than đến xé lòng….”

                Có lẽ phải thật sự là người trong cuộc đi tìm kiếm 13 người chiến sĩ cán bộ bạn mới  có thể cảm nhận được niềm đau sự hi vọng các anh còn sống sót đến nhường nào. Đau lắm! Muốn khóc lắm , không chỉ đau cho các anh mà còn đau cho tổ quốc. Dù đã là hòa bình nhưng vẫn còn rất nhiều người như các anh phải hi sinh cho quê hương, hi sinh để cho dân tộc có một cuộc sống ấm lo. Những người chiến sĩ thầm lặng ấy  có lẽ chưa nghĩ đến việc mình sẽ  đi mà chỉ mong sẽ cứu được bà con miền Trung giúp miền Trung tránh khỏi những thảm họa mà mẹ thiên nhiên mang lại. Các anh là người hung của dân tộc, tổ quốc nợ các anh một công danh, nhân dân nợ các anh một tấm lòng, một lời cảm ơn.       

“Giữa thời bình quê hương đã lặng im tiếng súng.

Lẽ nào các anh lại âm thầm ngã xuống hôm nay?”

Hỡi những người chiến sĩ thầm lặng, bao giờ các anh mới có thể sống một cuộc sống bình thường như người dân chúng tôi và không phải bôn ba song gió vì tổ quốc quê hương? Có lẽ ngày quyết định đi làm sứ mệnh thiêng liêng này các anh chưa từng nghĩ đến câu hỏi này mà đôi khi chỉ nghĩ “ đời lính mai đây đâu đó “ có phải không? Thời xưa chiến tranh ác liệt cũng nhẫn tâm cướp đi mạng sống của các anh vậy mà giờ đây thời bình các anh vẫn không được bình yên sao ?  Không chỉ là những người chiến sĩ chiến đấu trong vùng lũ mà những  người chiến sĩ nơi biển đaỏ đôi khi cũng quên mình phục vị cho nhân dân mà gạt bỏ nỗi nhớ nhà phía sau mang tiếng gọi của tổ quốc  đi làm nhiệm vụ    “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua”

                     Người lính, người chiến sĩ, người cán bộ các anh đều là những lực lượng vũ khí quan trọng để bảo vệ cho quê hương ngày hôm nay. Chúng ta hãy biết ơn họ bởi sự hi sinh của họ đôi khi nhiều lúc chúng ta không biết được. Sự ra đi của 13 anh chiến sĩ có lẽ là một niềm mất mát không gì sánh bằng bởi họ là đồng bào máu mủ của chúng ta, không ai mong họ ra đi cả . Dù chỉ là trong mơ, tôi cũng hi vọng phép màu sẽ xảy ra  anh vẫn còn sống khoác lên mình chiếc áo quân phục xanh  vì tổ quốc đang gọi tên các anh : “Đâu rồi anh Man, anh Vui, anh Hải, anh Hùng?/

Đâu anh Thắng, anh Dương, anh Bình, anh Dũng?/…. Anh Quốc, anh Anh, anh Công rồi Trung nữa có hay/Đã đến giờ điểm quân sao không về đây cùng đồng đội?/…Cả mười ba trái tim/Mới đây thôi còn đập/Giờ đã bị vùi lấp/Giữa núi rừng hoang vu/Về thôi, các anh ơi! cả Tổ quốc đang chờ!\".”

            Là một người học sinh đnag ngồi trên ghế nhà trường, em cần phải noi gương và học tập theo các chiến sĩ luôn sẵn sang mỗi khi tổ cuộc gọi tên sống ngẩng đầu chứ không cúi đầu trước những thử thách sẽ phải trai qua.

          Một lần nữa lại cảm ơn các anh hung của dân tôc những người chiến sĩ kiên trung. Chúng tôi sẽ không quên anh đâu không chỉ hôm nay mà mãi về sau.

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI BA: Dương Ngọc Nguyễn

Câu 1:

- Bài thơ trên viết cho 13 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh tại trạm 67 khi đang thực hiện nhiệm vụ tiếp cận hiện trường thủy điện Rào Trăng 3 (trong điều kiện thời tiết mưa bão ở miền Trung).

- Hoàn cảnh sáng tác: Thương tiếc cho sự ra đi đột ngột của 13 cán bộ và đồng cảm, xót xa trước sự mất mát của gia đình, một giáo viên Tiểu học - cô Lê Thị Huyền (Thanh Hóa) đã sáng tác bài thơ này để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh vì dân và thay mặt mọi người gửi lời tri ân đến các anh.

Câu 2:

Ngoài kia bao la sóng gió,
Các anh phải đi, đi đầu ngọn sóng. Bảo vệ, cứu giúp những sinh linh vô tội đang hứng chịu thiên tai. Vì tiếng gọi của Tổ quốc, không ngại gian lao!
Vâng, tôi đang đề cập đến tình hình sóng gió hiện nay: Miền Trung vốn là vùng đất thường xuyên xảy ra thiên tai, nay chịu cảnh bão lũ dữ dội. Hàng trăm người thương vong, mất tích, nước sông dâng trào chừng nào thì nước mắt trào dâng chừng ấy. Len lỏi vào ánh mắt người ở lại là dòng lũ cuốn xiết như những ngày tháng sắp tới của họ - lao vào gồng quay cuộc sống, lam lũ, quần quật mưu sinh...
Thế nhưng, thiên tai chưa chắc chỉ có tai ương, họa chăng Thượng Đế đang thử thách lòng người? Hoạn nạn mới thấy chân tình mà - ôi, đẹp biết bao, những nghĩa cử quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân cả nước đối với miền Trung thân yêu!
Kìa chú Thắng, chú Dương, chú Bình, chú Dũng, các chú đi đâu mà vội mà vàng? - Chúng tôi phải đến thủy điện Rào Trăng 3 cứu 17 công nhân bị đất đá vùi lắm. Rất gấp!
Chú Man, chú Vui, chú Hải, chú Hùng ơi, đường mưa trơn trợt, dốc núi hiểm nguy, các chú có biết? - Có sao đâu, có sao đâu, thứ chúng tôi quan tâm duy nhất bây giờ chính là mạng sống của người dân!
Rồi chú Quốc, chú Anh, chú Công, chú Trung và chú phóng viên nữa, các chú có mệt không? - Đường thì dài, chân có mỏi, nhưng trái tim chúng tôi không khi nào mỏi mệt!
Và rồi 13 chiến sĩ ấy đã bị núi lở vùi lấp tại trạm 67 khi đi cứu hộ.
Thuở chiến tranh khốc liệt, dân tộc ta nêu cao tinh thần yêu nước, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ cuốn trôi tất cả lũ bán nước và cướp nước. Đó là lý do chúng ta có được thời bình ngày nay. Và truyền thống yêu nước, thương dân ấy vẫn không ngừng tiếp diễn mạnh mẽ. Người dân Việt Nam không chỉ sống vì một trái tim, mà rất nhiều trái tim từ ba miền Tổ quốc. Ai nấy đều tự hào gọi nhau là “đồng bào”. Chúng ta cùng sống trên “chiếc thuyền rồng” hình chữ S, điều đó có nghĩa là gió to sóng lớn đến đâu, chúng ta cũng phải cùng chèo cùng vững, đoàn kết một lòng vươn lên sao cho xứng danh “Con Rồng cháu Tiên”. Chúng ta có quyền lãnh thổ, cũng có quyền tự hào hai tiếng Việt Nam!
Những ngày qua, tất cả mọi người cùng chung tay góp sức ủng hộ đồng bào miền Trung bị ngập lụt. Ca sĩ Thủy Tiên đến tận nơi để từ thiện, phát thực phẩm với niềm vui mủi lòng; danh hài Hoài Linh đã kêu gọi hơn 5 tỉ đồng... Bên cạnh đó là những món của nhỏ nhưng tràn đầy yêu thương, sẻ chia của những học sinh dành tiền ăn sáng của mình để quyên góp, hay của người đàn ông với hành động “lá rách đùm lá rách hơn” khi vừa nhận được thùng mì cứu trợ đã chia cho 6 hộ khác. Tích tiểu thành đại, hàng trăm mảnh tình sẽ kết thành bè vững chãi đưa người miền Trung đến bến bình yên!
Thiên tai lấy đi của chúng ta rất nhiều thứ, nhưng có một thứ nó không bao giờ lấy đi được, đó là tình người. Đặc biệt là những chiến sĩ bộ đội vẫn luôn trang bị cho mình lòng quả cảm và trái tim nhân ái để sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước. “Những chiến binh giữa đời thường” ấy biết rất rõ công việc nguy hiểm thế nào, thấy rất rõ ranh giới sống chết mong manh ra sao, nhưng các anh luôn gạt bỏ nỗi khó khăn của mình, trong tâm trí chỉ còn lại ánh mắt cần giúp đỡ của nhân dân, nó thôi thúc các anh phải lên đường, bằng mọi giá...
“Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân, chúng ta phải làm” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã động viên các đồng đội của mình trong “chuyến đi định mệnh” đó. Quả là khó khăn đến đâu cũng chẳng làm nhục chí những “chiến binh” kiên cường của chúng ta. Qua TV, nhìn các chú sưởi ấm, hong khô quần áo trong gian phòng nhỏ của trạm 67, em cảm nhận được hơi ấm toát ra từ trái tim của các chú, ấm hơn cả lửa đỏ. Các chú là cán bộ, chiến sĩ mang trên mình bộ quân phục uy nghiêm nhưng tấm lòng gần gũi, thân thương biết nhường nào. 

Các chú là cán bộ, chiến sĩ mang trên mình bộ quân phục uy nghiêm nhưng tấm lòng gần gũi, thân thương biết nhường nào. Các chiến sĩ đã vì nhân dân mà quên mình, nhân dân sẽ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ!
Ký ức kinh hoàng tại trạm 67 được Thượng tá Ngô Nam Cường kể lại. Ông ngậm ngùi, lời kể liên tục bị bỏ dở vì ông quá nghẹn ngào, như từng miếng đất, mảnh đá kia đang đè nén tâm can ông. Em ám ảnh mãi, nhất là giây phút bàng hoàng khi không một sự sống hồi đáp:“Còn ai không? Đồng đội ơi...”. Ôi! Cả một đời hướng đến Tổ quốc thân yêu, sao nỡ nằm lại một nơi vĩnh hằng? Em tin chắc những chiến sĩ đã hy sinh sẽ ngay lập tức bay đến Rào Trăng 3 để xem tình trạng của các công nhân thế nào, như vậy các chú mới yên lòng ra đi. Tình cảm của các chú sẽ còn sống mãi như tình cảm của tất cả mọi người dành cho các chú!
Mưa gió,
Nhà nhà che chắn kỹ càng,
Người người chăn ấm nệm êm.
Còn trên con đường sình lầy, hiểm trở kia,
Những chiến sĩ không quảng khó khăn, xa xôi, chỉ lo cho dân mà thôi.
Là những chiến binh không kiêu ngạo chiến thắng, chỉ hết mình chiến đấu, mang lại bình yên cho mọi người.
Chẳng là Tiên, là Phật. Họ là những con người bằng da bằng thịt, biết thế nào lạnh, thế nào là đau, thế nào là mỏi mệt. Nhưng họ có trái tim không bao giờ mệt mỏi.
Các chú vẫn luôn bên cạnh chúng ta, đoàn kết thành hàng rào chắn lũ tai ương. Rồi mọi chuyện sẽ ổn.
Giờ đây đâu đâu ta cũng thấy tin tức miền Trung ngập lụt. Điều đó không chỉ đơn giản là thông tin cho biết, mà còn là cầu nối trái tim giữa miền Trung với đồng bào cả nước, là lời thúc giục chúng ta phải hành động. Người dẫn chương trình tin tức đã nhiều lần nghẹn ngào, không thốt nên lời, đôi kính nhòe đi, rồi người xem xót xa đến nhường nào? Tôi và bạn, chưa hề chạm mặt, nhưng chúng ta là đồng bào, có nghĩa là anh em!
Là cán bộ, các chú không cho phép mình an nhiên trước những khó khăn của nhân dân, các chú đã cố gắng hết sức, không tiếc hy sinh. Là người con của đất Việt, chúng ta phải tiếp nối nguyện vọng còn dang dở của các chú, tiếp tục cuộc hành trình trợ giúp miền Trung. Các chú đã nằm lại dưới lòng đất nhưng chắc hẳn những vì sao lấp lánh kia, chính là đôi mắt của các chú đang dõi theo đồng đội, dõi theo miền Trung.
Không nhất thiết phải là vật chất của cải cao sang đâu các bạn ạ, ai có gì góp nấy. Đôi khi chỉ đơn giản là một lá thư thăm hỏi, một lời động viên an ủi, cổ vũ vươn lên, một tấm chân tình dõi theo người miền Trung... cũng đủ sưởi ấm cả mùa lũ lạnh lẽo rồi, tình người ấm áp lắm! Sau cơn mưa trời lại sáng, sau mùa lũ là mùa nắng, đọng lại là những ký ức “vượt sóng\" cùng nhau, cùng với những hy sinh không thể nào quên. Em mong rằng cuộc sống người dân miền Trung sẽ sớm trở lại bình thường, nỗi đau về người bị thiên nhiên vùi lấp rồi sẽ bị bụi thời gian lấp vùi. Cố lên miền Trung của tôi!
Đâu đó vang lên niềm tự hào: VÌ NƯỚC QUÊN THÂN, VÌ DÂN QUÊN MÌNH!