Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 129

Nhà ở sát vách núi Bà Đen, khu vực rừng rậm nhiều rắn nên anh T. có nghề bắt, bẫy rắn để bán. 
“Sáng 19/8, phát hiện con rắn cực lớn, anh T lao vào bắt thì bị cắn vào đùi bên phải. Sau đó, anh nắm chặt phần đầu con rắn chạy ra đường nhờ người dân đưa đi cấp cứu. Khi đến bệnh viện, con rắn vẫn được anh nắm chặt, trong khi phần thân rắn quấn quanh khuỷu tay anh ấy.
Theo con trai anh kể lại rằng khi phát hiện con rắn quá lớn, cậu bé kêu ba chạy đi nhưng anh T. nói rằng con rắn này bán sẽ có tiền cho con đi học nên quyết bắt cho bằng được. Thậm chí, khi vào bệnh viện Tây Ninh cấp cứu, anh T. còn dặn bác sĩ "giữ lại giùm con rắn".
Thì ra đây mới là lý do anh giữ lại con rắn trên tay.
(Thông tin từ vietnamnet)
1. Đoạn văn bản trên cung cấp cho em thông tin gì?
2. Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi ra từ đoạn văn bản.

------------------------------

Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200.000 đồng, giải nhì 100.000 đồng, giải ba 50.000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Năm ngày 28/08/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 28/08/2020.

------------------------------

Các bạn đạt giải các kì trước chú ý: các bạn mở hộp tin nhắn mới để nhận giải thưởng. Trong trường hợp không nhận được tin nhắn nhận thưởng thì các bản liên hệ với tài khoản Admin.

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 128:

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: Tiểu Hâm

Câu 1:

Thông tin được cung cấp: Một người cha ở vách núi Bà Đen bị rắn cắn chạy đến bệnh viện nhưng trong tay vẫn giữ chặt con rắn, còn nhờ bác sĩ "giữ lại giùm". Lí do là để bán đi có tiền đóng tiền học cho con trai.

Câu 2:

Tình cha con - tình phụ tử lâu nay vẫn luôn là thứ tình cảm cao quý và thiêng liêng của con người. Có biết bao người đã từng ca ngợi tình cảm ấy, thậm chí đưa cả vào nền văn học nước nhà. Như "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, như "Nói với con" của Y Phương, hay như ca dao Việt Nam đã từng nhắc đến: "Công cha như núi Thái Sơn" rồi cả trong lời bài hát: "Tình cha ấm áp như vầng thái dương...."

Thứ tình cảm ấy vẫn luôn thường trực ở mỗi người và được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Đoạn văn bản trên chính là một trong những câu chuyện cha con cảm động được mọi người biết đến trong những ngày vừa qua. Quả thật, hoàn cảnh khó khăn nhưng không thể nào che giấu được sự ấm áp của tình cha, càng làm sáng ngời tình phụ tử.

Anh T nhà ở sát vách núi Bà Đen, xung quanh là rừng rậm, có nhiều rắn, bản thân anh cũng làm nghề bắt rắn. trong một lần làm việc, anh T bị rắn cắn. Thấy con rắn quá lớn, con trai bảo anh nên chạy đi, nhưng anh T quyết mang con rắn đến bệnh viện, còn bảo bác sĩ \"giữ lại giùm\", bởi nó giúp anh có thể trả tiền học phí cho con trai. Thật ấm áp làm sao! Dù trong lúc nguy hiểm đến tính mạng nhưng người cha vẫn luôn nhớ tới con của mình, lo cho tương lai của con...

Cha, một từ giản dị nhưng cao cả biết bao! Đó chính là người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha lúc nào cũng dành cho ta những điều tốt nhất, nhường cho ta những thứ tốt nhất mà không hề toan tính, lo ngại điều gì. Đã từng có câu chuyện kể về tình cha con vô cùng cảm động đã lấy đi nước mắt của nhiều người: Có một người cha nọ sống trong vùng quê nghèo, ngày ngày làm công việc nặng nhọc kiếm tiền nuôi đứa con thơ. Công việc tuy vất vả, cả ngày cũng chưa được nghỉ ngơi nhưng khi về nhà, lúc nào ông cũng nở nụ cười tươi nhất đối với con, không để con thấy mình cực khổ. Sinh nhật con, ông dành dụm tiền cho con đến cửa hàng phở, nhưng chỉ gọi có một bát. Đứa con hỏi: "Sao cha không ăn?", người cha chỉ nói ông không đói. Nhưng thực ra, đứa nhỏ đâu biết được vì bát phở ấy, ông đã làm lụng khổ cực bao nhiêu, nhịn đói để dành tiền cho con đón sinh nhật. Bát phở ấy tuy không giá trị nhưng nó ấm áp và cao quý vô cùng.

Cha, cũng chính là người luôn dành tình yêu vô bờ cho chúng ta. Năm 2008 có một người đàn ông đã bán thận của mình để trả tiền viện phí cho con. Ông không muốn nhìn con chịu đau đớn nên quyết định để mình "đau đớn" thay cho con. Thận là bộ phận quan trọng thế nào với con người, chúng ta đều biết, nhưng người đàn ông ấy không ngần ngại bán đi để con mình được sống hạnh phúc, vô ưu vô lo. Có mấy ai dũng cảm chịu hy sinh như vậy? Có lẽ người đàn ông ấy tuy thiếu thốn về vật chất nhưng tình cảm, tình yêu thương dành cho con thì rộng lớn, bao la như đại dương mênh mông vậy...

Dù ta lớn thế nào, trong mắt cha, ta 

vẫn luôn là công chúa, là hoàng tử nhỏ bé, đáng yêu. Cha bày tỏ tình yêu với ta không hẳn là qua lời nói, mà còn là qua những hành động nhỏ bé vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày. Có những người cha không bao giờ nói "cha yêu con" nhưng mỗi lần đi học về, cha luôn hỏi hôm nay có đi học vui không, có mệt hay không? Những lần điểm kém, cha vẫn luôn bao dung: "Không sao, lần sau cố gắng". Có những khi ta thất bại, chán nản, muốn bỏ cuộc, người ở bên ta vẫn là cha, người động viên ta vẫn là cha: "Cứ làm theo những điều con muốn, cha vẫn luôn ở đằng sau ủng hộ con". Rồi khi ta đi làm phải xa nhà, gặp biết bao chông gai trong cuộc đời, lúc ấy ta mới biết rằng cha đã khổ cực bao nhiêu để nuôi lớn ta, để bảo vệ gia đình. 

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Vũ Thị Như Quỳnh

1.    Đoạn văn bản trên cung cấp cho em thông tin :  Sáng ngày 19-8 anh lên núi bắt được con rắn hổ mang chúa thì bị cắn vào đùi bên phải phải vào bệnh viện nhưng anh vẫn cầm con rắn trên tay. Mặc dù đã được con trai  kêu ba chạy đi nhưng anh T. nói rằng con rắn này bán sẽ có tiền cho con đi học nên quyết bắt cho bằng được. Điều đó làm ta thấy được sự hi sinh vì con của bậc làm cha làm mẹ.

             2)      “Lễ Vu Lan bâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục/ Mùa báo hiếu ngậm ngùi thương mẹ, đức cù lao”  Trên đời này không có nơi nào ấm cúng bằng gia đình và cũng không có dòng sông nào đong đầy bằng tình cảm, sự hi sinh của cha mẹ đối với con cái. Câu chuyện trên chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự quên mình của bậc sinh thành đối với chúng ta : người cha  nghèo khó muốn đóng học phí cho con mà lên rừng bắt rắn và bị thương nhưng vẫn không buông con rắn đó vì nó như “tiền phí” để trang trải học tập cho cậu con trai. Vậy nên bạn đừng bao giờ hỏi tại sao cha mẹ không cho chúng ta một cuộc sống như trong mơ bởi vì họ đã gắng sức hi sinh thầm lặng để tạo ra những thành quả mà bạn đang hưởng thụ.  Đã bao lâu rồi bạn không về nhà một lần? Đã bao lâu rồi bạn không hỏi thăm cha mẹ, nấu cho họ một bữa cơm, đi chơi… Tôi nhận ra một điều rằng khi chúng ta lớn lên theo thời gian, ta không còn thân thiết với cha mẹ như hồi bé mà rất bận rộn với việc học hay lướt những trang mạng xã hội, chơi game… Bởi lúc đó con người vẫn nghĩ rằng mình còn nhỏ chỉ cần  học tập chăm chỉ sau này mới báo đáp công ơn của cha mẹ sau nhưng lớn lên chúng ta có làm được như vậy không? Tôi đọc được một câu chuyện kể về một cậu con trai, cha mẹ cậu ta đã dành hết tình thương tiền bạc cho cậu để học tập và khi lớn lên thành tài vì xấu hổ bởi cha mẹ làm nông dân mà nói với người ngoài là cha mẹ cậu đã ”ra đi” lâu rồi và cậu hàng tháng chỉ gửi tiền về mà rất ít hỏi han không về nhà và bảo công việc rất bận. Đến khi họ đã mãi mãi ra đi thì những giọt nước mắt muộn màng mới rơi trên má cậu.
                Tôi cũng có một người bố cũng hi sinh không ít cho chị em và gia đình chúng tôi như câu chuyện trên. Bố tôi không hề giàu có nhưng bố vẫn dạy cho tôi cách làm người, chuẩn bị cho chúng tôi những bữa ăn đầy đủ khi cúng tôi đến trường (nếu như  bố ở nhà). Bố tôi làm bộ đội nên rất lâu bố mới có cơ hội về nhà một lần. Trong kí ức của tôi chỉ nhớ những lần bố bế tôi đi mua kẹo dẫn chúng tôi đi chơi siêu thị và nghe bố kể vè những câu chuyện bố còn nhỏ đã làm việc để có tiền đi học giảm bớt ghánh nặng cho gia đình đông con. Vì tôi lên cấp ba phải có xe đi vì trường xa nên bố tôi đã mua cho tôi một chiếc xe máy rất đẹp và bây giờ qua lời của mẹ tôi mới biết bố đi vay tiền mới mua cho tôi một chiếc xe như vậy. Tôi rất yêu bố của mình, mặc dù tôi biết bố nghiêm khắc không giỏi bày tỏ tình cảm với chị em chúng tôi nhưng tôi vẫn cảm nhận được bố chưa từng để chúng tôi thiếu thốn về vật chất dù một chút để bằng bạn bằng bè.Có lẽ cũng đã lâu rồi tôi chưa bao giờ một lần hỏi bố vất vả chưa nhưng lần này tôi sẽ hỏi bởi câu chuyện của anh T đã động sâu vào trong trái tim tôi về sự hi sinh vất vả bấy lâu nay của bố mà tôi không hề hay biết.
                Vâng dù chỉ là một câu chuyện thôi nhưng cũng là cả cuộc đời làm cho tôi cảm nhận được tình thương của người làm cha của anh T trong văn bản trên đối với con cái như bố mẹ tôi. Mong rằng anh sẽ qua khỏi và có thật nhiều tiền cho con trai đi học và nuôi sống gia đình. Cũng sắp đến ngày lễ Vu Lan, tôi mong rằng tất cả chúng ta hãy dành một chút thời qian quan tâm nhiều hơn đến bậc sinh thành của mình bởi không biết ngày mai ta còn được nhìn rõ họ một lần nữa hay không bởi thời gian không bao giờ ngừng chạy trên khuôn mặt của cha mẹ bởi tương lai ta cũng làm cha mẹ như họ. Thời gian là một khái niệm không bao giờ ngừng chạy nên đừng để sau này mới nhận ra thì đã muộn màng.  

“Đi khắp thế gian không có ai sánh bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.”