Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 108

                                                                          

1. Em hãy đặt nhan đề cho bức ảnh trên.

2. Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi ra từ nhan đề đó.

-----------------------------

     Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200 000 đồng, giải nhì 100 000 đồng, giải ba 50 000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 03/04/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 03/04/2020.

-----------------------------

     Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200 000 đồng, giải nhì 100 000 đồng, giải ba 50 000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 27/03/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 27/03/2020.

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 106:

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: Phạm Thị Thùy Linh

Câu 1, Nhan đề " Sự hi sinh thầm lặng "

Câu 2.

      Mẹ tôi từng nói "Cái giá của hạnh phúc là ràng buộc. Cái giá của tự do là cô đơn. Còn cái giá của hi sinh là mất tất cả..." Tại sao đã mất tất cả nhưng lại  vẫn có người hi sinh? Đó mãi là một ẩn ý trong câu chuyện của mẹ, và tôi đã đi tìm câu trả lời trong suốt những năm qua. Rồi cuối cùng, khi tôi chứng kiến những chiến binh áo trắng, áo xanh trong cuộc giải cứu nhân dân khỏi dịch covid 19, tôi mới chợt nhận ra một sự hi sinh thầm lặng của họ, và sự hi sinh ấy chẳng còn gì là xa lạ nữa. 

     Những chiến binh ấy chính là nhưng y bác sĩ , những nhân viên phục vụ, những chú bộ đội công an. Có ai hiểu nỗi lòng họ, vì nào ai cảm nhận được, vì họ chỉ dốc sức mình vì nghĩa lớn và chẳng chút phô chương. Hi sinh - một cảm nhận của tâm hồn, vốn là thứ đâu có hình khối, vốn là điều chẳng thể cân đo. Nhưng hi sinh là điều cao cả lắm, nó hiện diện trong trái tim mỗi người như một thứ gì đó thiêng liêng và cao cả.

    Những con người biết hi sinh là những người biết cho đi. Phải, các bác sĩ , y tá trong bệnh viện thúc trực hàng đêm, chăm sóc bệnh nhân, phải tiếp cận bệnh nhân để thăm khám. Gương mặt lo âu của họ khi nhìn vào tờ giấy xét nghiệm, lo lắng như chính người nhà của mình. Họ rủ rũ khi phát hiện bệnh nhân dương tính, và vui vẻ đến tột cùng khi bệnh nhân của mình đã ra viện. Tiếp xúc nhiều với những người bệnh như thế, liệu họ có lo sợ chính bản thân mình bị lây bệnh không sao họ can đảm đến vậy ? Họ sợ chứ, sợ sẽ rời xa cuộc sống chứ, họ cũng có gia đình và người thân mà. Nhưng vì trái tim nhân hậu biết hi sinh mà họ chẳng nề hà đến bản thân, họ lo cho hơi thở đang nghẹn ngào chan chứa thổn thức của bệnh nhân trên giường bệnh...

      Lại kể đến những nhân viên phục vụ trong khu cách li, như một trò chơi trớ trêu của số phận, những nhân viên thúc trực ngày đêm để lo cho người bị cách li nhưng đồng lương thì là mấy ?. Mệt mỏi là thế, có bao giờ họ kêu ca phàn nàn ? Nhưng ngược lại là gì, họ vất vả quá rồi nhưng vẫn nghe những lời chửi bới, những câu xỉa mắng. Thế giới luôn tồn tại những kẻ ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân. Có những kẻ đã vào khu cách li nhưng vẫn chê điều kiện chưa tốt , vừa bẩn lại không có đồ ăn ngon. Xin lỗi, những nhân viên đã cố gắng hết mức rồi, họ đã bỏ cả gia đình và người thân để phục vụ bạn, xin đừng nói họ nặng lời !

     Và cả những chú công an bộ đội trong dịch covid 19 nữa, họ cũng chứa đầy sự hi sinh trong tình thương nhân hậu của mình. Họ đứng ở sân bay, họ kiểm tra người mắc bệnh, họ ngăn chặn người vượt biên trái phép. Trong khi người dân nhà nhà bảo nhau ở trong nhà để tránh dịch, thì những anh bộ đội cảnh sát phải liều mình đi ra chỗ đông người. Trong lúc người dân thì ở nhà ăn cơm nóng canh ngon thì họ chỉ ăn cơm hộp , ăn trong nước mắt, trong nỗi cô đơn vô vọng, trong nỗi nhớ gia đình, đó chẳng phải là sự hi sinh thầm lặng trong nước mắt hay sao ? 

     "Còn gì đẹp trên đời hơn thế, người với người sống để yêu nhau ". Phải chăng câu hát đó đã tiếp thêm sức mạnh cho những chiến binh dũng cảm ấy để tiếp tục đối mặt với thử thách gian lao ? Sự hi sinh của họ là thứ quý giá nhất trong dòng đời ngả nghiêng, bon chen để cố gắng bảo bọc cho chỉ riêng bản thân mình khỏi mắc bệnh. Họ trao tấm thân đi , để giành lại sức khỏe và niềm vui cho chúng ta, đó là sự hi sinh cao cả nhất...Khi họ hi sinh, chắc hẳn họ luôn cảm thấy lương tâm mình thanh thản, có lẽ đó là lí do họ sống để trao đi. Vì thế hãy kính trọng và biết ơn họ, những con người giàu tình yêu thương với đồng loại! 

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Triệu Yến

1. Những chiến sĩ quả cảm trong thời bình.
2. Suy nghĩ của em về bức ảnh:
     Hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày đầu tiên Việt Nam của chúng ta ghi nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên. Những con số, những thông tin bất kể một công dân Việt Nam nào cũng không thể bỏ qua. Chúng ta dường như vui mừng sau ca nhiễm số 16, một tia hi vọng cháy sáng sau bao lâu không còn ca bệnh mới, 16/16 bệnh nhân nhiễm Covid đã khỏi hoàn toàn. Bác Đam dõng dạc khẳng định Việt Nam sẽ công bố hết dịch nếu 4 ngày nữa không còn ca mắc mới. Chúng ta lấy làm tự hào về sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng không ngừng của ngành y tế nước nhà. Nhưng không như dự kiến, chúng ta lại bắt đầu gồng mình với sự xuất hiện của bệnh nhân thứ 17 siêu lây nhiễm. Nỗi lo lắng ngày một dâng cao, Nhà nước ta không ngừng có những quyết sách hợp lý và cực kỳ hiệu quả. Trong đó không thể không nhắc tới đội ngũ y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội và công an. 
     Hình ảnh hàng chục nghìn “thiên thần áo trắng”, các y, bác sỹ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động, tạm gác lại tình thân, những ngày tháng chung sống cùng gia đình, người thân để làm nhiệm vụ. 
     Những nhà khoa học sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vaccine phòng dịch, sáng tạo bộ kit xét nghiệm, buồng khử khuẩn toàn thân di động, dung dịch sát khuẩn…
     Đó là hàng nghìn y, bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y trong toàn quốc tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch.
      Đó là hàng trăm nghìn người Việt ở các vùng dịch khắp thế giới được đón miễn phí về nước, được cách ly, điều trị miễn phí.
     Đó là hơn 700 tiếp viên hàng không - những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong top 3, đăng ký xin không nhận lương hoặc nghỉ không lương 2,3 tháng để đảm đương nhiệm vụ.
     Đó là hơn 10.000 chiến sĩ quân đội hàng tháng trời sẵn sàng hy sinh thầm lặng, ngủ bạt giữa rừng, bên ngoài sân, sảnh các khu tập thể, nhường doanh trại để làm khu cách ly tập trung, và chính họ thâu đêm suốt sáng lo từng bữa ăn miễn phí cho gần nửa triệu người Việt Nam từ nước ngoài về và cả người nước ngoài đến Việt Nam trong khu cách ly tập trung.
     Đó là những cán bộ ngoại giao ở các cơ quan đại diện trên khắp thế giới không quản ngày đêm bám trụ ở địa bàn, liên tục đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, bất chấp nguy cơ lây nhiễm để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi công dân gặp khó khăn như mất hộ chiếu, "kẹt" ở sân bay do đóng cửa đường hàng không. 
     Đó là những bài thơ, bài đồng dao, những ca khúc tuyên truyền, vận động toàn dân chung tay đoàn kết, lan tỏa tình thương, chung sức đồng lòng chống dịch luôn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có ca khúc “Ghen Covi” bản tiếng Việt và tiếng Anh tạo tiếng vang trên truyền thông quốc tế.
     Đó là rất nhiều khách sạn 4, 5 sao ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh... chủ động xin nhà nước cho làm cơ sởcách ly.
     Đó là rất nhiều người dân từ trẻ đến già, nhiều doanh nghiệp trong toàn quốc đã ủng hộ Nhà nước gần 300 tỷ đồng để góp công sức phòng chống dịch.
     Đó là dù đất nước còn nhiều khó khăn và không phải là một nước giàu có, nhưng trong nguy nan, Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ Trung Quốc 500.000 USD và trao tặng nhiều trang thiết bị vật tư y tế để chống dịch bệnh.
     Hình ảnh hiếm hoi được lưu lại là những hôm mệt nhoài của y bác sĩ sau ca trực dài, những bữa cơm hộp đạm bạc ở một góc nào đó, những ngày dọn dẹp phòng ốc, kí túc xá chuẩn bị cho cách ly, những đêm canh gác dài kiểm soát vùng dịch.

      Còn nhiều, rất nhiều những anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến này, để không ai bị bỏ lại phía sau, để dịch bệnh rồi sẽ qua đi, nhưng tình người sẽ còn mãi….

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI BA: Trần Ngô Bảo An

1. Nhan đề mà em muốn đặt: " Những anh hùng chiến đấu quả cảm trong mùa dịch Covid-19 " . 

2. Bài làm: 

Chúng ta chắc hẳn ai ai cũng biết hai từ: "hy sinh" có phải không? Hai từ này tuy đơn giản nhưng nó hàm chứa cả 1 ý nghĩa vô cùng cao cả. Đó là những ngày trận chiến xông pha đổ máu của bao nhiêu bộ đội, quân dân Việt Nam ta chống giặc, những vụ truy tìm bắt tội phạm của các chú cảnh cảnh sát hay những lính cứu hỏa xông pha vào trận cháy để cưu người . Nói đến đấy thì chúng ta đã hiểu 2 từ " hy sinh " nó cao cả mà thiêng liêng làm sao đúng không. Nhưng hơn nữa, 2 từ hy sinh lại 1 lần nữa khẳng định những con người yêu nền độc lập, bảo vệ mọi người. Đó là Đảng và Nhà nước, những bác sĩ, những chú bộ đội biên phòng, những người lái máy bay, những chú công an canh gác , những cô chú phục vụ ,.... trong những ngày hỗn loạn, ngàn cân treo sợi tóc chỉ vì Covid-19 gây ra. Tất cả mọi người đều là anh hùng đối với em. Em thật sự rất ngưỡng mộ. 

Họ là anh hùng của em. Vì sao lại vậy? Em rất tự hào khi trên đất nước mình lại có nhiều con người tuyệt vời đến thế. Covid-19 thì ai ai cũng biết rồi phải không, đã là 1 đại dịch thì chắc chắn ai ai cũng sợ, thấy hàng trăm ngàn ca tử vong ở đất nước khác như vậy khiến chúng ta vô cùng hỗn loạn. Nhưng vẫn có những con người luôn luôn vì nước vì dân mà hi sinh cho mình. Đó là anh hùng của em. Sự hi sinh của những người này luôn luôn được ngợi ca. Họ làm việc tâm huyết, cô gắng chống chọi làm mọi điều để dịch không bùng phát. 

Lần đầu tiên, người mà em muốn nhắc đến đó chính là Đảng và Nhà nước. Những người làm chính trị có tầm quan trọng rất nhiều đối với người dân. Họ lo cho đất nước, luôn muốn đất nước được bình an. Trong những ngày Covid-19 trở lại từ ca 17 trở lên. Mỗi ngày họ phải làm bao nhiều việc nhất là vào tối thứ 6, khi có thông tin ca nhiễm bệnh mới thì những con người này đã phải họp nhanh chóng cố gắng tập hợp quân đội để phun thuốc khử trùng. Từ khi ca 17 trờ lại cho đến bây giờ, họ làm việc miệt mài nhưng đối với họ không là gì cả. Chỉ cần nhân dân được an toàn, bảo vệ được người dân là niềm hạnh phúc lớn lao.

Người mà em muốn nhắc đến tiếp theo đó là các y bác sĩ - những người mang trên mình bộ áo trắng thiên thần sứ mệnh. Họ không quản mệt nhọc ngày đêm để chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm. Đó là một công việc rất nguy hiểm, họ có thể mắc Covid -19 lúc nào mà không thể biét. Mỗi ngày mặc trong mình 1 bộ đồ bạo hộ kín cả người. Mỗi bữa ăn cũng đâu được mấy, họ ăn lật đật cho qua bữa rồi tiếp tục nhanh chóng bước vào công việc. Không chỉ thế, họ không được về với gia đình để ăn một bữa cơm thịnh soạn nhất. Đối với em, các thiên sứ áo trắng đều là anh hùng chiến đấu quả cảm 

Nói đến bác sĩ thì không thể thiếu những chú bộ đội biên phòng, những chú cảnh sát tuần tra mỗi ngày. Họ cũng là những anh hùng, dù mưa rét họ đều cam chịu chỉ vì bảo vệ cho người dân. Mỗi bữa ăn cũng chỉ là qua loa, vội vàng mà thôi. Những hình ảnh này làm cho em vô cùng xúc động.

Và cuối cùng , anh hùng mà em muốn nói đến là các cô chú phục vụ , những người lái máy bay đưa đồng bào từ tâm dịch , ......... Họ là ánh nắng ban mai bỏi vì họ mang đến sự an toàn cho người dân , họ phục vụ cho người dân miệt mài . Hình ảnh những cô chú, .... ăn bữa cơm vội, đôi khi một giấc ngủ còn không có đã hoàn tòn làm rung động, như 1 con dao xiết chặt qua trái tim em . 

Các anh hùng của em là những người tuyệt vời nhất. Họ là một superman không chỉ đem lại an toàn, bảo vệ người dân mà còn quan tâm, chăm sóc, chia sẻ , phục vụ vô điều kiện . Vì vạy chúng ta cần phải biết tôn trọng họ. Không có họ thử hỏi rằng chúng ta sẽ được an toàn như vậy sao?