Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài văn số 102

                                                                                                                                                               

1. Lời thoại trên được trích trong bộ phim nào?

2. Từ lời thoại của bộ phim trên, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách, phẩm chất của một con người.

-----------------------------

     Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200 000 đồng, giải nhì 100 000 đồng, giải ba 50 000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 21/02/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 21/02/2020.

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 102:

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: 0o0 cô nàng ở đâu xinh thế 0o0

1 Lời  thoại trên được trích trong bộ phim : Ký sinh trùng.

 2) Một trong những cơn sốc mạng lưới năm 2019 , bộ phim " Ký sinh trùng" đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người xem nhưng nếu nói đến bài học đáng giá nhất của bộ phim thi câu nói của vợ ông Kim " Không phải họ giàu mà vẫn tốt, mà là họ tốt bởi vì họ giàu. Nếu như tôi mà có nhiều tiền thế này, tôi cũng sẽ tốt bụng" mới để lại cho tôi nhiều suy nghĩ sâu sắc. Câu nói dường như phản ánh quá chân thực bộ mặt thật của xã hội làm tôi có suy xét  về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách, phẩm chất của một con người.

     Sự phân chia, chia cắt giàu nghèo là một lối sống rất quen thuộc trong xã hội chủ nghĩa tư bản. Một người sống trong nhung lụa giàu sang từ bé đến lớn ai ai cũng tôn trọng, yêu thích. Một người sống trong sự nghèo đói mòn mỏn quần quật làm việc chỉ mong có một miếng ăn. Nhưng khi hỏi người  nghèo về hoàn cảnh cách sống của mình, họ lại cho tôi một bài học vô cùng thấm thía " Tôi nghèo thì tôi nghèo thật nhưng không có nghĩa là trái tim của tôi nghèo. Tiền của người giàu được họ cất trong túi còn tiền của tôi được làm bằng cả trái tim. Nếu tôi cũng giàu như họ, tôi sẽ cưu mang những người có hoàn cảnh giống mình". Bởi lẽ vậy suy nghĩ của người nghèo và người giàu có sự chênh lệch rất lớn về phẩn giá và tính cách của con người họ. Hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của một con người có mối quan hệ song song với nhau nhưng cũng chính vì nó mới tạo nên được một con người tốt hay xấu trong xã hội.

     Hay như trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời xã hội phong kiến, có rất nhiều con người sống trong cơ cực ,cực khổ nhưng vẫn giữ được nét phẩm chất tốt đẹp như nhân vật lão Hạc qua truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam cao. Lão có cuộc sống cơ hàn, không đủ tiền cưới vợ cho con , bán cả chó đi dành dụm tiền chỉ mong có ngày con trở về từ đồn điền để cưới được vợ. Nhưng, lão lại chọn đến cái chết, cái chết của lão như phản ánh sự bất công của xã hội đương thời nhưng cũng vì muốn tạ lỗi với cậu Vàng ( tên con chó) và không muốn ăn bám con trai. Một cái chết vô cùng đau thương qua ánh mắt  của ông giáo và cũng chính từ đó cũng rút ra được một chân lí về cuộc đời "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương. " Phẩm chất , tính cách của con người đôi khi cũng chính từ hoàn cảnh mà ra nhưng lại có lúc không phải như vậy.

      Khi có một mối quan hệ trong một hoàn cảnh khác nhau thì chúng ta sẽ có tính cách hay phẩm chất riêng biệt . Tùy theo hoàn cảnh như thế nào mà sử dụng cách ứng biến sao cho chuẩn  mực đối với một con người.

     Nhưng bạn à, khoan hết hãy đừng nên đổi lỗi cho hoàn cảnh mà hãy tự mình xem lại tính cách và phẩm chất của bạn. Nó đều có hai nghĩa trái chiếu nhưng đó không phải là lý do để bạn đổi lỗi cho những sai trái của mình. Có một hoàn cảnh tốt thì rất dễ nhưng để có môt tính cách tốt và phẩm chất tốt thì rất khó nên hãy rèn luyện ngay khi còn nhỏ để trở thành một con người có ích cho xã hội . Hãy sống thật hạnh phúc quên đi hết nỗi buồn khi có một hoàn cảnh không mong muốn để sống tốt đẹp hơn " Nếu hạnh phúc là lương thì bạn sẽ làm công việc nào để trở nên giàu có?"

Qua đó, có thể thấy được rằng có một hoàn cảnh tốt là một điều tốt ko thể phủ nhận để tạo ra một con người có tính cách và phẩm chất tốt đẹp. Nhưng khi bạn có hoàn cảnh tốt mà sống trong môi trường ko tốt mà đầy rẫy những điều xấu xa thì có lẽ phẩm chất và tính cách của bạn chưa chắc sẽ được hình thành hoàn thiện. Hãy mở rộng lòng mình đi khám phá thế giới mọi điều mới mẻ để xây dựng nên một  hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất tốt đẹp vì khám phá là khởi nguồn cho vạn sự thành công.

 DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: Cẩm Tú

1.     Lời thoại trên được trích trong bộ phim "ký sinh trùng"

2.      

    Bây giờ là thế kỉ 21, một thế kỉ hiện đại, một thế kỉ mà hầu hết mọi người đều rất coi trọng vật chất. Một thế kỉ mà sự khác nhau giữa giàu và nghèo giường như chẳng còn chỉ chênh lệch về của cải mà còn về tính cách, về phẩm chất.

    Đầu tiên, phải nói đến chính là tầm quan trọng của vật chất. Nếu không có tiền, không có vật chất thì chúng ta lấy gì để trao đổi thực phẩm, đồ dùng, nhà cửa hoặc một món đồ nào khác? Nếu không có tiền chúng ta sẽ phải chịu đựng bao nhiêu thiệt thòi? Nếu không có tiền, chúng ta làm cách nào để duy trì sự sống? Nói đến đây là đủ hiểu, tiền bạc quan trọng như thế nào đối với chúng ta.

    Đứng trên quan điểm của một người nghèo mà đáng giá, nghèo-hoàn cảnh thiếu thốn họ lấy gì để hào phóng với người khác, lấy gì để quyên góp tiền bạc cho người khác trong khi họ còn đang chẳng lo nổi cho bản thân? Họ lấy gì để quan tâm người khác khi một người nghèo như họ còn phải vật vã lo cho cuộc sống của mình? Mặc dù hơi tàn nhẫn, tuy nhiên thời đại hiện nay con người ta đa phần đều đi theo xu hướng như vậy; bởi vì sự quan trọng của vật chất mà lòng người dần dần nguôi lạnh, dần dần chẳng còn cảm nhận được tình cảm giữa người với người. Nghèo thì bị khinh bỉ, bị xúc phạm; bị thiệt thòi, vì thế hoàn cảnh đã tác động một phần không nhỏ trong tính cách và nhân phẩm của họ, cụ thể là đánh mất đi sự thiện lương vốn có ở tất cả mọi người.  Và cũng bởi vì sự tàn nhẫn này, mới sinh ra một câu nói mà tôi nghĩ đa phần người nghèo đều thấy đúng: "Không phải họ giàu mà vẫn tốt; mà là họ tốt bởi vì họ giàu. Nếu như tôi mà có nhiều tiền thế này, tôi cũng sẽ tốt bụng.” Tôi cũng xin nhắc lại, tuy tàn nhẫn nhưng đây là sự thật. Những người giàu có hơn, họ đã lo đủ cho cuộc sống của họ, chẳng cần  lo lắng thiếu cơm ăn, áo mặc; nên họ có khả năng giúp đỡ người khác, dễ dàng làm một người tốt trong mắt mọi người. Còn người nghèo?, họ lấy đâu ra tiền? trong khi họ còn không lo nổi cho mình, cho gia đình? Bởi vì họ nghèo, phải kiếm từng miếng cơm manh áo, nên tính cách của người nghèo đa phần là tiết kiệm, không tiết kiệm, lấy đâu ra chi phí để sống? Bởi vì họ nghèo, không đủ tiền lo cho ai khác, vậy nên tính cách của họ là ích kỉ. Họ ích kỉ vì họ chỉ lo được cho bản thân; cho gia đình và không có khả năng lo lắng, giúp đỡ cho ai khác. Bởi vì họ nghèo, nên nhìn những người giàu có hưởng thụ, họ thấy tủi thân, bất công; vì vậy mới sinh ra sự ganh ghét với người giàu; tất cả chẳng qua cũng bởi vì sự thiếu thốn vật chất. 

    Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại. Thực ra, muốn tốt bụng không hẳn phải giàu có. Bạn nghèo, không giúp đỡ được người khác về tài chính, nhưng bạn có thể giúp đỡ cho họ những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Không thể chỉ vì nghèo mà đánh mất sự lương thiện của bản thân, đôi khi bạn nấu một miếng bánh, nấu một vài bát chè; cùng chia sẻ với hàng xóm, chia sẻ với những người thiếu thốn hơn; chẳng mất mát đi bao nhiêu, tuy nhiên lại cảm thấy ấm lòng.

   Tôi từng đọc trên báo, xem trên truyền hình, trên mạng bao nhiêu là tấm gương tốt, thường xuyên giúp đỡ người khác trong khi mình cũng không có bao nhiêu. Lúc phóng viên hỏi những người đó, đa phần họ thường cười cười, nói những câu có nội dung đại loại như: "giúp đỡ người khác là giúp mình, tôi chỉ là đùm một chiếc lá rách hơn tôi, và chuyện đó thường xuyên làm cho tôi hạnh phúc; vậy thôi". Lúc đó, tôi thực sự rất rất ngưỡng  mộ họ, kiên cường và lương thiện; không để hoàn cảnh ảnh hưởng hay tha hóa đi 

nhân cách của họ. Sự tốt bụng của họ, rất đáng để học hỏi. Và tôi cũng nhận ra rằng, nếu muốn chắc chắn bạn sẽ có cách. Dĩ nhiên lương thiện, tốt bụng cũng vậy, thực sự muốn giúp đỡ người khác; bạn sẽ chẳng cần đợi đến khi giàu có.

    Lúc tôi học ngữ văn, học về một số tác phẩm văn học Việt Nam; khi nói đến tác phẩm "chí phèo", tôi vẫn còn nhớ rõ; vì hoàn cảnh đưa đẩy, vì sự tàn nhẫn của xã hội, vì sự thiếu thốn vật chất, vì sự khinh bị, miệt thị của những tầng lớp giàu có hơn; chí phèo đã thốt lên một câu: "Tao muốn làm người lương thiện, nhưng ai cho tao lương thiện?". Lúc đó cô tôi đã nói rằng: đỗ lỗi cho hoàn cảnh là không nên, tuy nhiên có những lúc vì hoàn cảnh quá tàn khốc nên những người như họ chẳng thể làm gì hơn". Từ đây mới thấy, tác động của hoàn cảnh lên tính cách và nhân phẩm của con người thực sự rất lớn.

   Nói chung, từ những ví dụ nhỏ tôi nêu ra ở trên có thể thấy rằng, hoàn cảnh ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, bởi vì đối mặt hoàn cảnh càng tàn khốc, nếu không thể chống lại, người ta chỉ có thể phục tùng mà sống tiếp; đây chính là sự thật tàn nhẫn của xã hội; bởi nhiều khi ta chỉ có thể cam chịu chấp nhận số phận. Tuy nhiên, nghèo nàn cũng chưa đến mức quá tàn nhẫn, bởi vì chí phèo là sống trong hoàn cảnh xưa, bị đô hộ, bị bóc lột; thực sự không còn cách nào khác.  Còn chúng ta bây giờ đã hòa bình, đã tự do, không đến mức bị hoàn cảnh đẩy vào đường cùng. Lúc trước tôi từng nghe phật giáo nói rằng: những thứ vật chất chẳng qua chỉ là một niềm thỏa mãn cho ham muốn của chúng ta, hạnh phúc thực sự chính là giúp đỡ người khác". Đúng là như vậy, bạn ăn ngon, chẳng qua là để thỏa mãn cái miệng. Bạn mặc đẹp, chẳng qua là để thỏa mãn đôi mắt. Bạn mua đồ vật nào đó, chẳng qua là để thỏa mãn ham muốn chứ không phải là hạnh phúc. Chúng ta nghèo, chính là do ta không thỏa mãn về những thứ ta có, muốn được nhiều hơn. Nếu như bạn có thể kiềm chế ham muốn, bớt đi một chút; có sao dùng vậy, chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều, ham muốn hư vinh sẽ dẫn đến rất nhiều khổ sở. Cứ sống đơn giản một chút, giúp đỡ người khác nhiều hơn, cho đi nhiều hơn, bạn sẽ nhận lại hạnh phúc thực sự.

   Đối mặt với hoàn cảnh tàn khốc đến đâu, tôi mong rằng bạn vẫn sẽ kiên cường, giữ được bản chất lương thiện vốn có ở mỗi con người, kiềm chế ham muốn hư vinh, như vậy bạn sẽ chẳng còn chật vật lo lắng vì thiếu thốn; bởi vì cội nguồn của mọi điều bất ổn, đa phần nằm trong tâm bạn.