Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Nhớ rừng

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 4 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

NHỚ RỪNG

Thế Lữ

I. TÌM HIỂU CHUNG

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

3. Khổ 5: Khát vọng tự do đầy mãnh liệt

- Khổ 5 của bài thơ vẫn chảy tràn trong niềm hoài niệm, nhưng cái ảo của quá khứ xa xôi đã dần bị thay thế bởi cái thực. Cái thực hiện ra chỉ còn là sự chật chội, tù túng, còn ước mơ, tưởng tượng chỉ là một ảo tưởng ngậm ngùi đau xót biết bao nhiêu.

- Vẫn là tâm trạng buồn chán khi:

+ Nhớ về nơi ta vùng vẫy ngày xưa.

+ Nỗi tuyệt vọng khi nhận ra đó là nơi sẽ không bao giờ được nhìn thấy nữa.

- Giấc mộng ngàn to lớn: Giấc mộng được trở về với rừng đại ngàn, được tự do, được là chính mình => Niềm khao khát được tự do, cháy bỏng đến mãnh liệt. 

- Song giấc mộng ngàn đó chỉ diễn ra trong tâm tưởng, nỗi u uất chồng chất.

- Cách gọi da diết, hoài vọng, gọi trong niềm tiếc nuối, tuyệt vọng, trong niềm yêu thương và tôn thờ quá khứ.

=> Nuôi mộng – gợi cả nỗi nhớ về giấc mộng.

=> Để luôn có rừng làm điểm tựa tinh thần.

- Qua đây, tác giả cũng hình thành nên khái niệm mới về tự do: Sở thú có thể giam cầm thể xác của chúa sơn lâm chứ không thể giam cầm ý chí và tinh thần của chúa tể.

   TỰ DO. (là được vẫy vùng, được thỏa chí, được làm điều đúng với ý muốn và bản chất của bản thân)

ð Nhận định trên thật đúng đắn và chuẩn xác về hình tượng con hổ trong bài thơ.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Niềm căm hờn, uất hận và sự hồi tưởng về quá khứ vàng son của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú. Đồng thời, thể hiện khát vọng tự do, được vẫy vùng của con hổ.

- Giá trị: Thể hiện sự đồng cảm với tâm trạng tù túng, mất tự do của người dân VN thời bấy giờ. Qua đó bộc lộ khát vọng được giải phóng khỏi mọi kìm kẹp của nhân dân.

- Phản ánh giai đoạn lịch sử của nước nhà (bị xâm lược, mất tự do)

2. Nghệ thuật

- Bài thơ đã gợi ra được những hình tượng nghệ thuật độc đáo mang nhiều tầng nghĩa:

+ Rừng: sự tự do.

+ Hình ảnh con hổ bị nhốt nơi vườn bách thú, phải “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” để rồi “Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ” gợi lên hình ảnh những con người có hùng tâm, tráng chí nhưng sa cơ lỡ vận, vừa phẫn uất, vừa kiêu hùng về thân thế của mình, bất hòa với thực tại và đứng cao hơn thực tại.)

=> Tâm trạng của chú hổ chính là tâm sự của một thế hệ thanh niên.

- Nghệ thuật tương phản, đối lập được gợi ra rất khéo léo: Càng tô vẽ cho cảnh quá khứ huy hoàng thì càng làm cho người đọc ghét cảnh tầm thường, giả dối bấy nhiêu. => Tinh thần yêu nước. Sự tương phản đối lập giữa QK – HT, giữa cảnh sơn lâm hùng vĩ và cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối. Sự tương phản đối lập gay gắt này đã làm nổi bật sự bất hòa sâu sắc giữa thực tại và niềm khao khát tự do đến mãnh liệt của con hổ.

- Ngôn từ giàu sức tạo hình -> từng phần cảm xúc.

+ Sử dụng từ láy và điệp ngữ -> nhịp điệu.

+ Sử dụng phép nhân hóa, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ để tạo nên những hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng.

- Thể thơ 8 chữ mới lạ. Giọng thơ vừa u uất dằn vặt vừa hào hùng, tha thiết.

- Nhạc điệu của bài thơ được tạo nên bởi nhịp điệu và giọng điệu. Bài thơ có những câu thơ dài ngắn đan xen vừa tạo hình, vừa giàu sức gợi cảm.

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)