Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Lượm

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 3 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

LƯỢM

(Tố Hữu)

 

I. TÌM HIỂU CHUNG

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ (5 khổ)

2. Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm (7 khổ)

a. Hoàn cảnh

* Hoàn cảnh nghe tin

- Cuộc gặp gỡ giữa chú và cháu không chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ mà còn là cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, trong chốc lát. 

- “Tin nhà” ở đây dường như là 1 điềm báo, chuẩn bị thông báo về điều chẳng lành sẽ xảy ra ở những đoạn thơ sau. 

* Hoàn cảnh chiến đấu

- Đó là 1 ngày vẫn như mọi ngày, chú bé Lượm vẫn làm công việc liên lạc của mình. 

- “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo”: Động từ "vụt", tính từ "vèo vèo" miêu tả chính xác hành động nhanh, dứt khoát, dũng cảm của Lượm và cho thấy sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh.

- Câu hỏi tu từ: “Thư đề “Thượng khẩn”/ Sợ chi hiểm nghèo?" Nói lên khí phách dũng cảm như một lời thách thức với quân thù. 

- Không gian cảnh vật xung quanh vẫn thật đẹp, thật tự nhiên. Hình ảnh chú bé giao liên hiện lên vẫn thật hồn nhiên, nhanh nhẹn.

=> Chú bé Lượm chiến đấu trong hoàn cảnh đầy nguy hiểm, cam go, cái chết luôn cận kề và rình rập, có thể ập tới bất cứ khi nào. Nhưng chú bé vẫn dũng cảm băng qua.

b. Lượm hy sinh

* Khổ 1: "Bỗng lòe chớp đỏ..."

- “Chớp đỏ”: nói đến 1 cái gì đó diễn ra nhanh, thậm chí nó chỉ diễn ra trong tích tắc. 

- “Lòe”: động từ diễn tả sự lan ra của những vết máu. Máu đang rỉ ra chỗ vết đạn găm trên mình chú bé Lượm.

- “Bỗng” diễn tả sự đột ngột, ngỡ ngàng, tính chất tức thì của sự kiện. 

- “Thôi rồi, Lượm ơi!” là câu đặc biệt Tác dụng: bộc lộ cảm xúc, diễn tả sự đau xót, ngỡ ngàng, tiếc nuối của tác giả. 

- Cách nói giảm nói tránh: “Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi”. 

* Khổ 2: "Cháu nằm trên lúa..."

- “Nằm trên lúa”: Lại là 1 hình ảnh thơ sử dụng cách nói giảm nói tránh. Chú bé Lượm đã hi sinh nhưng tác giả coi như đó chỉ là 1 cái ngả lưng nghỉ ngơi, chỉ như nằm nghỉ giữa chốn đồng quê với phong cảnh tuyệt đẹp của quê hương.

- “Cháu”, “chú đồng chí”, “chú bé”: Cách xưng hô linh hoạt vừa cho thấy sự thân thuộc, gần gũi, vừa cho thấy cảm xúc lẫn lộn của tác giả khi nghe và chứng kiến những gì đang diễn ra. 

- “Lúa thơm mùi sữa/ Hồn bay giữa đồng”: Lượm dù có hi sinh đi chăng nữa nhưng hồn em sẽ hóa thân vào cây cỏ, vào lúa trên cánh đồng để bảo vệ mãi cho quê hương xứ sở. 

- Câu thơ có cấu tạo đặc biệt:

   + Câu thơ “Ra thế/ Lượm ơi!” chỉ có 2 chữ/ dòng thơ và 2 câu thơ đứng riêng ra thành 1 khổ. Câu thơ tưởng như lời thốt ra nghe đơn giản nhưng lại hội tụ đủ 3 tính chất: nhất quán, cao trào và đột biến. 

   + Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!”: Cảm giác như không tin vào điều vừa nghe, tin tức vừa thấy. 

   + Câu thơ “Lượm ơi, còn không?”: Câu thơ được tách ra thành 1 dòng thơ riêng, không ăn nhập với khổ thơ nào. 

=> Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa như một thiên thần bé nhỏ đang bay lượn giữa cánh đồng lúa ngát thơm hương. Nhà thơ đã nhận ra ý nghĩa sự hy sinh cao cả của Lượm nên từ đau xót đã chuyển thành cảm hứng trân trọng, ngợi ca sự hy sinh bất tử của người anh hùng nhỏ tuổi.

 

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)