Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Nhớ rừng

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 2 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

NHỚ RỪNG

Thế Lữ

I. TÌM HIỂU CHUNG

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Khổ 1 và khổ 4: Khối căm hờn và niềm uất hận.

Hình tượng con hổ và tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường, tù túng được biểu hiện qua cảnh con hổ ở vườn bách thú với tâm trạng của chúa sơn lâm bị nhốt trong cũi sắt.

a. Khối căm hờn (khổ 1)

- “Khối căm hờn”: nỗi căm hờn bị kết đọng lại, ứ lại thành khối, không tan. Biện pháp hoán dụ đã khiến nỗi căm hờn vốn vô hình trở nên hữu hình, tích tụ và đóng lại như thành hình thành khối. Vết thương lòng, niềm căm hờn của con hổ cứ đầy lên, trào lên, nhức nhối không tan.

- “Gậm”: ngậm khối căm hờn trong cay đắng và khối căm hờn ấy nó gặm nhấm làm nhói đau tâm can của hổ. “Gậm” cũng thể hiện sự âm thầm mà dữ dội: con hổ không cam chịu thực tại tầm thường mà đang tích tự năng lượng, sức mạnh để nghiền nát khối căm hờn.

=> Câu thơ mở đầu với 6/8 chữ là thanh trắc đã gợi tả được nỗi căm hờn đến nhức nhối của con hổ. Sức nặng của câu thơ rơi vào chữ “căm hờn”, diễn tả nỗi đau đớn, căm hờn đến u uất của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú

- Hổ đau đớn vì:

+ Cảnh ngộ (tù hãm): Nhục nhằn tù hãm, mất tự do. Cảnh ngộ “nằm dài” gợi ra sự ngao ngán, bất lực của con hổ.

+ Thời gian sống trong tù ngục (tù đọng): vô định (ngày tháng dần qua), bất lực, chỉ biết “Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

+ Không gian sống (tù túng): Cũi sắt, chật hẹp, tù túng.

+ Bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn. Con hổ cảm thấy nhục nhã.

+ Bị hạ bệ, bị xếp ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo chuồng bên vô tư lự. Phép nhân hóa khiến có câu thơ mang tính hình tượng sâu sắc.

=> Tâm trạng của con hổ: Vô cùng phẫn uất và ngao ngán, chán chường. Nhưng không có cách nào thoát khỏi hoàn cảnh ấy nên hổ ta đành bất lực (nằm dài trông ngày tháng dần qua). Tâm trạng này cũng thật giống với tâm trạng của những người dân VN mất nước thời bấy giờ. Nhưng nhân dân ta, những người VN yêu nước thì thể hiện rõ thái độ dứt khoát không bắt tay với giặc, không chấp nhận thực tại tầm thường, bất hợp tác, không chịu làm nô lệ nhưng vẫn chịu thân phận, xếp ngang hàng với những kẻ đi làm tay sai cho giặc, cho bọn bợ đỡ chính quyền thực dân để cầu thân lập danh và được hưởng vinh hoa. Như thế, niềm uất hận của con hổ cũng chính là cảnh sống tối tăm, chịu thân phận nô lệ của những người dân VN thời đó.

b. Niềm uất hận (khổ 4)

- Chính vì chán chường, xót xa do “sa cơ” nên “bị nhục nhằn tù hãm”, con hổ có cái nhìn không chỉ chán ghét mà còn khinh bỉ, tỏ ra uất hận với những sự vật tầm thường xung quanh mình.

- “Niềm uất hận ngàn thâu”: uất hận triền miên, không tài nào giải tỏa được.

- Vì: Khung cảnh nơi con hổ bị nhốt tầm thường, giả dối.

+ Đơn điệu, buồn tẻ. (“Không đời nào thay đổi”)

+ Tỉa tót, giả tạo (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng)

+ Học đòi, bắt chước, đểu giả (“dải nước đen”, “mô gò thấp kém”, “vừng lá hiền lành không bí hiểm”,…)

=> Cảnh đủ đầy, có xuất hiện tất cả nhưng nhạt nhẽo, không có linh hồn.

=> Cách nói giễu nhại, thủ pháp liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, nhanh, dồn dập ở hai câu đầu và những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt, chán chường của con hổ. Đặc biệt, nhịp thơ được ngắt linh hoạt: 2/2/2/2 (Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng), 5/3 (Dải nước đen giả suối/ chẳng thông dòng), 3/5 (Len dưới nách/ những mô gò thấp kém). Cách ngắt nhịp có sự phóng túng này đã diễn tả tâm trạng bức bối, bị bó buộc và như bày tỏ niềm khát vọng được tháo cũi sổ lồng, được phá tung mọi xiềng xích kìm kẹp của con hổ.

=> Cảnh vườn bách thú tầm thường giả dối và tù túng dưới con mắt của chúa sơn lâm thực chất là một cách nói ẩn dụ về thực tại xã hội đương thời qua sự cảm nhận của một hồn thơ lãng mạn. Họ chán ghét, khinh miệt cái xã hội tầm thường, giả dối, tù túng. Tâm trạng của Thế Lữ cũng là tâm trạng chung của nhiều cây bút, nhiều trí thức đương thời.

=> Tóm lại, những đoạn thơ trên đã khắc họa một cách chân thực và sinh động nỗi đau vì bị mất tự do của con hổ. Qua đó, ta cảm nhận được thái độ sống ngao ngán, chán ghét cao độ của con người đối với xã hội nô lệ.

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)