Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Cảnh khuya

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 2 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

CẢNH KHUYA

- Hồ Chí Minh -

II. Tìm hiểu chi tiết

2. Câu 2 (phần thừa)

- Bức tranh nhiều tầng bậc, màu sắc, sự vật quấn quýt:

Trăng

(lồng)

Cổ thụ

Bóng

(lồng)

Hoa

-> Điệp từ “lồng”.

-> Cảnh vật thiên nhiên huyền ảo, hài hòa, lồng vào nhau để tôn vẻ đẹp của nhau.

- Câu thơ có 2 cách hiểu:

+ Ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa.

+ Ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa.

-> Bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng nhưng rất hài hòa.

-> Bức tranh có sự hài hòa tối – sáng, đen – trắng tạo vẻ lung linh, chập chờn, ấm áp mà gần gũi.

=> Bức tranh đẹp như gấm thêu, bức thủy mặc.

=> Câu 1 – thi trung hữu nhạc, Câu 2 – thi trung hữu họa.

3. Câu 3 (phần chuyển)

- Tiếp tục thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong thơ Bác.

-> Con người là trung tâm của bức tranh.

- Từ “người” mang ý nghĩa phiếm chỉ.

-> Bác Hồ đã khách quan hóa con người mình để hòa tan vào cảnh vật.

=> “Người chưa ngủ” là một thi sĩ say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên.

4. Câu 4 (phần hợp)

- “Chưa ngủ”: vì những tình cảm cao sâu: “lo nỗi nước nhà”.

-> Vẻ đẹp tâm hồn con người Hồ Chí Minh.

+ Câu 3: “chưa ngủ” khẳng định tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn.

+ Câu 4: “chưa ngủ” vì tâm hồn chiến sĩ nghĩ đến cánh mạng và sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.

- “nỗi nước nhà”: nỗi riêng của Bác

-> Tình cảm bao la, vĩ đại của Người.

- Rung động trước cảnh khuya -> thi sĩ nhạy cảm, tinh tế.

- Nỗi lo lắng cho vận nước -> vị lãnh tụ vĩ đại “ôm cả non sông vạn kiếp người”.

-> Thi sĩ – chiến sĩ hòa hợp làm một trong tâm hồn Bác.

=> Phong thái ung dung, lạc quan ở Bác.

5. Nghệ thuật

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp ngữ

- Ngắt nhịp

+ Câu 1: 3/4

+ Câu 2: 2/5

- Kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

III. Tổng kết

- Bài thơ cho ta chiêm ngưỡng:

+ Cảnh khuya lung linh, huyền ảo.

+ Tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ vĩ đại của Bác.

- Bài thơ cho ta hiểu hơn về con người Bác; “đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với những tình cảm, tư tưởng, những giá trị tinh thần cao đẹp”.

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)