Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 2 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

XA NGẮM THÁC NÚI LƯ

(Vọng Lư Sơn bộc bố)

- Lí Bạch -

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Vẻ đẹp thiên nhiên

          Điểm nhìn: từ xa. -> Khắc họa sự hùng vĩ của thác nước.

a. Câu 1: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, -> Phông nền cho bức tranh toàn cảnh thác nước.

- “Hương Lô”: là Hương Lô Phong trên núi Lư – đỉnh núi cao, tròn, mây trắng bay lơ lửng trên đỉnh, xa trông như cái lò hương đang tỏa khói.

- Phát hiện mới:ánh mặt trời làm hơi nước phản quang chuyển thành màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo.

+ Chữ “sinh”:

. Tạo cảm giác ánh mặt trời làm nảy sinh sắc màu, mây chuyển vần, Hương Lô đang nghi ngút trầm hương.

. Tạo mối quan hệ giữa trời (ánh nắng) và núi (Hương Lô).

-> Bản dịch không lột tả hết như trong nguyên tác.

b. Câu 2: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. -> Gợi tả thác núi Lư trong trạng thái tĩnh.

- Điểm nhìn: “xa trông”.

- Nước trên núi chảy xuống, nhìn từ xa giống như tấm vải treo buông thả.

- Chữ “quải” (treo) là nhãn tự:

+ Cái động (thác nước chảy) biến thành cái tĩnh (tấm vải).

+ Cái lớn rộng (dòng thác) biến thành cái nhẹ nhàng  (dòng thác treo trên dòng sông phía trước).

-> Sự kết hợp vẻ đẹp hùng vĩ với vẻ đẹp mềm mại, mượt mà, giữa thực và ảo.

=> Ngợi ca thiên nhiên kì vĩ, phi thường.

c. Câu 3: Phi lưu trực há tam thiên xích, -> Gợi tả thác núi Lư trong trạng thái động..

- Trực tiếp tả dòng thác, lại gợi ra thế núi cao và sườn núi dốc đứng.

-  Sự hùng vĩ của thác được gợi lên qua từ ngữ, hình ảnh:

+ “Phi” (bay) diễn tả cả tốc độ nhanh, cường độ mạnh của nước: thác chảy như bay.

+ “Trực” khắc họa cả thế đứng thẳng của thác, thể đổ thẳng của nước.

+ Hình ảnh “tam thiên xích” (ba nghìn thước) theo chiều thẳng đứng gợi không gian cao vòi vọi.

=> Vẻ đẹp và khí thế hùng mạnh của thác nước

d. Câu  4: Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. -> Tiếp tục gợi tả cảnh

(Nghĩa là: Ngỡ như dải Ngân Hà rơi từ chín tầng trời xuống.)

-  Liên tưởng so sánh: dải Ngân Hà rơi từ chín tầng trời xuống.

+ Bản dịch lột tả được hình tượng sông Ngân.

+ Nhưng không dịch được hai chữ “cửu thiên” (chín tầng trời).

-> Câu thơ dịch không chính xác.

- Số từ: “tam thiên xích”, “cửu thiên” cực tả độ cao theo sự tăng tiến, gây ấn tượng mạnh.

- Các từ “nghi” (ngỡ), “lạc” (rơi xuống) và hình ảnh Ngân Hà diễn tả vẻ đẹp huyền ảo của thác nước.

-> Cảnh đẹp mang tính chất huyền thoại.

* Nhận xét:

- Sử dụng lối nói phóng đại nhưng cảnh vẫn chân thực, sinh động.

- Cảnh thiên nhiên không đơn thuần là vẻ đẹp tự nhiên mà được cảm nhận qua con mắt tưởng tượng độc đáo của tác giả.

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)