Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 2 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ

(PHÒ GIÁ VỀ KINH)

- Trần Quang Khải -

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai câu đầu: Cảm xúc của tác giả về hai chiến thắng Hàm Tử và Chương Dương.

Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan”

- Chương Dương, Hàm Tử:

+ Tên riêng.

+ Biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng của dân tộc.

-> Tự hào.

- Đoạt, cầm:

+ Động từ, đảo lên đầu câu.

+ Diễn tả và nhấn mạnh sự mạnh mẽ trong hành động và thế chủ động của nhân dân ta.

- Đặc biệt: Đảo trật tự thời gian của những chiến thắng.

- Cách kể ngắn gọn, chắc nịch, khách quan, trung tính.

-> Niềm tự hào của con người vừa làm nên chiến thắng.

2. Hai câu sau: Khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị của tác giả.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.”

“(Thái bình rồi nên dốc hết sức lực

Muôn đời vẫn có non sông này)

- Nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch; khí thế ung dung, điềm tĩnh.

- Trách nhiệm: dẫu thái bình vẫn phải dôc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước -> non sông vững bền muôn thuở.

-> Chân lí lịch sử.

=> Tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, có nhãn quan sáng suốt.

+ Nhìn tầm cao chiến công.

+ Nhìn tầm xa chiến lược, tầm xa đất nước trong tương lai.

3. Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng.

- Kết cấu chặt chẽ.

- Ngôn từ chọn lọc.

- Nhịp thơ ngắn gọn.

III. Tổng kết

- Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.

- Khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự, vừa mang ý nghĩa lịch sử “Thái bình nên gắng sức – Non nước ấy ngàn thu”.

 

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)