Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Buổi học cuối cùng

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 1 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(An-phông-xơ Đô-đê)

 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- An-phông-xơ Đô-đê (1840 – 1879), là nhà văn nước Pháp, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng.

- Ông có cuộc đời đầy biến động.

- An-phông-xơ Đô-đê rất yêu thiên nhiên và đam mê sáng tác. 

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

- Buổi học cuối cùng được in trong quyển 3 của tuyển tập truyện ngắn chọn lọc Những vì sao.

b. Hoàn cảnh sáng tác:

- Truyện sáng tác năm 1873.

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ biến cố lịch sử: sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 trường làng thuộc vùng An-dát. 

c. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “mà vắng mặt con”: Trước buổi học.

- Phần 2: Tiếp theo đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Diễn biến buổi học cuối cùng.

- Phần 3: Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học.

d. Giá trị:

* Nội dung:

- Truyện đã kể lại 1 câu chuyện cảm động về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 trường làng thuộc vùng An-dát.

- Qua đó thể hiện lòng yêu nước trong 1 biểu hiện cụ thể là lòng yêu tiếng nói dân tộc.

* Nghệ thuật:

- Tác giả xây dựng thành công hình tượng các nhân vật thông qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của mỗi nhân vật, tiêu biểu đó là nv cậu bé Phrăng và thầy Ha-men.

- Truyện còn sử dụng cách so sánh đặc sắc, những câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc để từ đó truyền tải vào đó tư tưởng và thông điệp về lòng yêu nước.

 

 

 

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)