Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Tập đọc: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 1 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN

I. Luyện đọc

1. Đọc văn bản

2. Chú thích

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nguồn gốc của hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

2. Diễn biến hội thi

a. Việc lấy lửa

- Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên…

- Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.

- Những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

b. Nấu cơm

- Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ.

- Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

- Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

=> Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên.

3. Cách đánh giá, chấm điểm

- Những tiêu chí để chấm điểm: cơm trắng, dẻo và không có cháy.

=> Nhận xét: việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.”

Vì:

+ Giải thưởng là bằng chứng cho thấy đội thi tài giỏi, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý.

+ Giải thưởng là kết quả là thành tựu của sự nỗ lực, khéo léo, đoàn kết của cả tập thể.

=> Niềm tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

III. Tổng kết

      Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa dân tộc.

 

 

 

 

 

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)