Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 1: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Danh sách bài làm & chấm bài  
Tóm tắt lý thuyết Các bài giảng

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

- Nước ta là một nước đông dân.

  • Năm 2019: dân số đạt 96.2 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới.

=> Ảnh hưởng:

  • Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khi nền kinh tế đất nước chưa phát triển.

- Việt Nam có nhiều thành phần dân tộc.

  • Nước ta có 54 dân tộc.
  • Dân tộc Kinh chiếm 86.2%, các dân tộc khác chỉ chiếm 13.8%.
  • Ngoài ra, còn có khoảng 3.2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu...

=> Ảnh hưởng:

  • Các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy truyền thống sản xuất, văn hoá, phong tục tập quán tạo nên tính đa dạng trong văn hóa, chúng tay phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
  • Có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, mức sống giữa dân tộc Kinh và các dân tộc ít người khác.
  • Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có lòng yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc và góp phần xây dựng đất nước.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

- Dân số còn tăng nhanh:

  • Nửa cuối thế kỉ XX, xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số.
  • Mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình khoảng 1 triệu người.
  • Mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm (do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).
  • Hậu quả của gia tăng dân số: tạo sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cơ cấu dân số trẻ:

@59995@
  • Nhóm tuổi 0 - 14 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhưng đang có xu hướng giảm.
  • Nhóm tuổi 15 - 59 tuổi và trên 60 tuổi có xu hướng gia tăng.

=> Dân số nước ta đang có xu hướng già đi.

=> Hiện nay nước ta đang ở trong thời kì cơ cấu dân số vàng.

​@59996@

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 290 người/km2 (năm 2019), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

3.1. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.

- Ở vùng trung du, miền núi: mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng.

3.2. Giữa thành thị với nông thôn

- Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.

 

​@59998@

=> Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Xây dựng chính xách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao  động của đất nước.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)