Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 2: Lao động và việc làm

Danh sách bài làm & chấm bài  
Tóm tắt lí thuyết Các bài giảng

1. Nguồn lao động

1.1. Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào.

  •  54,17 triệu lao động, chiếm 57,2% tổng số dân (năm 2018).
  • Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động mới.

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên

1.2. Hạn chế

- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

- Thiếu đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề. 

2. Cơ cấu lao động

2.1. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta.

Bảng: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 - 2014 (đơn vị: %)

Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2014
Tổng số 100 100 100 100 100 100
Nông - lâm - ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 46,3
Công nghiệp - xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 21,3
Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 32,4

 

​@60144@

- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực:

  • Lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm tỉ trọng: từ 65,1% xuống còn 46,3% (giai đoạn 2000 - 2014).
  • Lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng tỉ trọng: từ 13,1% lên 21,3% (giai đoạn 2000 - 2014).
  • Lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng tăng tỉ trọng: từ 21,8% lên 32,4% (giai đoạn 2000 - 2014).

 2.2. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Bảng: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 - 2014 (đơn vị: %)

Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2014
Nhà nước 9,3 9,5 9,9 9,9 9,5 8,6
Ngoài Nhà nước 90,1 89,4 88,8 88,6 88,9 83,6
Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,1 1,3 1,5 1,6 7,8

 

​@60146@
  • Thành phần kinh tế Nhà nước: giảm tỉ trọng.
  • Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng cũng có xu hướng giảm tỉ trọng.
  • Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng.

2.3. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

Bảng: Cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn năm 1996, 2005 và 2014 (đơn vị: %)

Năm Tổng Nông thôn Thành thị
1996 100 79,9 20,1
2005 100 75,0 25,0
2014 100 69,6 30,4
  • Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
  • Xu hướng chuyển dịch: giảm tỉ trọng khu vực nông thôn, tăng tỉ trọng khu vực thành thị.

=> Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, song vẫn còn thấp so với thế giới.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

3.1. Vấn đề việc làm

- Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay. 

- Mỗi năm, nước ta tạo ra thêm gần 1 triệu việc làm mới, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt:

  • Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, thiếu việc làm là 8,1%.
  • Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%.
  • Tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.

Biểu đồ: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn phân theo các vùng năm 2018 (%)

 

@60149@

 

3.2. Hướng giải quyết việc làm

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  • Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
  • Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chú ý thích đáng đến hoạt động của ngành dịch vụ.
  • Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)