Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:

Có 2 dạng:

- Dạng viết: nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.

- Dạng nói: độc thoại, đối thoại.

II. Luyện tập

Câu a

- Câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua

           Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Đây là lời khuyên của nhân dân về cách nói năng, ứng xử của con người. Lời nói tuy "chẳng mất tiền mua" nhưng nên nói năng khéo léo, tế nhị để giao tiếp được hiệu quả.

- Câu nói: "Vàng thì thử lửa, thử than

    Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời."

Đây là kinh nghiệm sống của ông cha. Dùng những thước đo tiêu chuẩn để đánh giá sự vật và con người. Tiêu chí để đánh giá con người là qua lời ăn tiếng nói. Người "ngoan" là người biết nói năng khéo léo, nhã nhặn, khiêm nhường và tôn trọng người khác.

Câu b:

- Ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn trên được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật. Lời nói nghệ thuật của nhân vật thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên nhưng đã được sáng tạo và cải biến.

- Những "dấu hiệu" của lời nói tự nhiên trong lời nhân vật là:

+ Những yếu tố dư có tính chất đưa đẩy nhằm tạo ra sự suồng sã và thân mật: "xong chuyện", "gì hết", "chẳng qua", "ngặt tôi",...

+ Những từ ngữ địa phương nhằm tạo ra nét đặc trưng Nam Bộ cho đoạn văn: "rượt" (đuổi), "cực" (phiền, đau lòng), "phú quới" (phú quý),...

- Cách sử dụng từ ngữ của ông cho chúng ta thấy nhân vật là người con của Nam Bộ, sử dụng phương ngữ Nam Bộ rất tự nhiên và chân thực.

 

 

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)