Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Ôn tập phần Tiếng Việt

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

Câu 1:

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có thể trao đổi thông tin, bộc lộ thái độ, tình cảm,... để tổ chức xã hội hoạt động.

- Các nhân tố tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

+ Nhân vật giao tiếp: những người tham gia giao tiếp.

+ Nội dung giao tiếp: thông tin, thông điệp,... giao tiếp.

+ Mục đích giao tiếp: là chủ đích mà các hành vi giao tiếp muốn hướng tới.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.

- Quá trình của hoạt động giao tiếp:

+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).

+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

Câu 2: Lập bảng so sánh:

  Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phụ trợ Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói - Giao tiếp trực tiếp trong điều kiện thời gian, không gian nhất định. Có nhiều yếu tố đi kèm: ngữ điệu, thái độ, cử chỉ, hành vi,...

- Chủ yếu là các câu đơn nghĩa, thông dụng, mang nghĩa tường minh.

- Có nhiều thán từ, câu tỉnh lược, câu cảm, câu nghi vấn,...

Ngôn ngữ viết - Giao tiếp gián tiếp, không hạn chế về không gian, thời gian. Không có yếu tố phụ trợ đi kèm. Biểu đạt và nhận biết thái độ qua các loại dấu câu, kiểu câu, ngôn ngữ viết.

- Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa, đa nghĩa, mang phong cách nghệ thuật của tác giả.

- Có các câu ghép phức hợp, nhiều thành phần.

Câu 3:

a. Đặc điểm cơ bản của văn bản:

- Văn bản chứa và tập trung làm sáng tỏ một chủ đề trọn vẹn.

- Các câu có sự liên kết chặt chẽ, tạo nên bố cục mạch lạc, rõ ràng.

- Mỗi văn bản hướng đến một mục đích giao tiếp nhất định.

- Mỗi văn bản có một hình thức riêng để thể hiện - đó là các thể loại (thơ, văn xuôi, đơn, thư, tiểu thuyết, truyện ngắn,...)

- Ví dụ: Văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy:

+ Chủ đề: truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

+ Câu chuyện được kể logic theo trình tự thời gian: từ việc An Dương Vương xây thành đến việc để mất nước,...

=> Các tình tiết, sự kiện được liên kết với nhau bởi các liên từ, lời thoại, lời dẫn dắt, lời kể hợp lí.

+ Mục đích: kể về huyền thoại thời kì lịch sử và phản ánh thái độ của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử.

+ Hình thức: văn bản được kể dưới dạng văn xuôi, thuộc thể loại truyền thuyết.

b. Điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ):

Văn bản phân theo phong cách ngôn ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: Lập bảng so sánh 2 phong cách ngôn ngữ:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Tính cụ thể, chính xác.

- Tính cảm xúc, truyền cảm.

- Tính cá thể.

- Tính hình tượng

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể hóa

Câu 5:

a.

* Nguồn gốc tiếng Việt

- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa.

- Tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và quá trình phát triển của dân tộc Việt.

* Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer.

- Từ dòng Môn - Khmer tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt Cổ).

- Cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường.

- Tiếng Việt và tiếng Mường có sự tương đồng nhau về ngữ âm và ngữ nghĩa:

Tiếng Việt          Tiếng Mường

   ngày                        ngài

   mưa                        mươ 

   trong                        tlong

* Lịch sử phát triển:

- Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

+ Tiếng Việt có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác trong quá trình phát triển. Ví dụ như với tiếng Thái, tiếng Hán.

=> Do hoàn cảnh lịch sử và chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc mà tiếng Việt có sự tiếp xúc mạnh mẽ với tiếng Hán.

+ Để phát triển, tiếng Việt đã vay mượn từ ngữ tiếng Hán bằng nhiều cách thức: việt hóa âm đọc, rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố,...

+ Ví dụ: 

sĩ diện       (Hán + Hán)

bao gồm    (Hán + Việt)

sống động (Việt + Hán)

- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ

+ Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn nên việc học chữ Hán, ngôn ngữ Hán phát triển mạnh. Tuy nhiên theo xu hướng Việt hóa chữ Hán.

Chữ Nôm ra đời, khẳng định được ưu thế của mình trong sáng tác văn thơ.

- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.

Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn.

+ Cùng quá trình truyền giáo của giáo sĩ phương Tây, chữ quốc ngữ ra đời và phát triển.

+ Xuất hiện những từ ngữ, thuật ngữ vay mượn và pha trộn cả tiếng Pháp và tiếng Hán. 

- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây (chủ yếu là tiếng Pháp) như: acide -> axit, amibe -> a-míp,...

+ Vay mượn thuật ngữ khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Hán Việt) như: sinh quyển, môi sinh,...

+ Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng) như: vùng trời (vốn là từ không phận), thiếu máu (vốn là từ bần huyết),...

b. Kể tên một số tác phẩm văn học:

- Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyền kì mạn lục,...

- Viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Qua đèo ngang, Lục Vân Tiên,...

- Viết bằng chữ quốc ngữ: Đoàn thuyền đánh cá, Viếng lăng Bác, Lặng lẽ Sa Pa,...

Câu 6: Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt:

Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ

- Cần phát âm đúng.

- Viết đúng chính tả.

- Dùng từ đúng nghĩa.

- Dùng từ ngữ địa phương phải chọn lọc.

- Vay từ ngữ nước ngoài phải có ý thức dân tộc hóa.

- Nói, viết câu đúng.

- Dùng câu đúng ngữ cảnh.

- Nói, viết đúng phong cách ngôn ngữ.

Câu 7: Các câu đúng là:

b. Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.

d. Được tham quan danh làm thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước.

g. Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.

h. Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những kinh nghiệm quý báu.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)