Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Ôn tập chủ đề 6

Danh sách bài làm & chấm bài  
Ôn tập chủ đề 6 Các bài giảng

I. Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

1. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện ngoài, thường gọi tắt là hiện tượng quang điện.

2. Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích phải có  chiếu tới kim loại có bước sóng \(\lambda\) ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện \(\lambda_0\) của kim loại đó, mới gây ra được hiện tượng quang điện.

3. Thuyết lượng tử ánh sáng

  • Chùm sáng ánh là một chùm các photon (các lượng tử ánh sáng).
  • Mỗi photon có năng lượng xác định \(\varepsilon = hf\) (\(f\) là tần số của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng). 
  • Các photon bay dọc theo tia sáng với tốc độ \(c = 3.10^8\) m/s trong chân không.
  • Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ photon.

II. Hiện tượng quang điện trong

1. Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để cho chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện, gọi là hiện tượng quang điện trong.

2. Điều kiện: ánh sáng kích thích phải có bước sóng \(\lambda\) nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng \(\lambda_0\) (gọi là giới hạn quang điện của bán dẫn).

3. Ứng dụng: quang điện trở và pin quang điện.

III. Hiện tượng quang - phát quang

1. Hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác gọi là hiện tượng quang - phát quang.

2. Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới \(10^{-8}\) s). Nghĩa là ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích. Nó thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.

3. Lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (từ \(10^{-8}\) s trở lên), nó thường xảy ra với chất rắn.

IV. Mẫu nguyên tử Bo

1. Tiên đề về các trạng thái dừng

  • Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
  • Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính xác định gọi là quỹ đạo dừng.

2. Tiên đề về sự hấp thụ hay bức xạ nguyên tử

  • Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng \(E_n\) sang trạng thái dừng có năng lượng \(E_m\) thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng 

\(hf_{nm}=E_n-E_m\) .

  • Khi nguyên tử chuyển tử trạng thái dưng có năng lượng \(E_m\) lên trạng thái dừng có năng lượng \(E_n\) thì nó cần hấp thụ một phôtôn có năng lượng đúng bằng

 \(hf_{nm}=E_n-E_m\).

V. Sơ lược về laze

1. Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.

2. Đặc điểm của tia laze:

  • Tính đơn sắc
  • Tính định hướng
  • Tính kết hợp
  • Cường độ lớn

3. Ứng dụng 

  • Trong y học, laze được dùng làm dao mổ, trong các phẫu thuật mắt, mạch máu,...hoặc dùng để chữa một số bệnh ngoài da.
  • Trong thông tin liên lạc, do tính định hướng và cường độ cao, laze có ưu thế trong thông tin liên lạc bằng vô tuyến và cáp quang.
  • Trong công nghiệp, laze dùng để khoan, cắt chính xác trên nhiều chất liệu.
  • Trong trắc địa, laze được dùng để đo khoảng cách, ngắm đường thẳng,...
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)