Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

Danh sách bài làm & chấm bài  

I. Phương pháp giản đồ Fre-nen

Trong mạch điện xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch ấy.

\(u=u_R+u_L+u_C\)

Theo phương pháp giản đồ Fre-nen, ta có thể biểu diễn \(u,i\) bằng các vectơ quay tương ứng theo bảng dưới đây.

Phép cộng đại số các đại lượng xoay chiều hình sin được chuyển thành phép tổng hợp các vectơ quay tương ứng.

 

@63302@

II. Mạch có \(R,L,C\) mắc nối tiếp

1. Định luật Ôm cho đoạn mạch có \(R,L,C\) mắc nối tiếp. Tổng trở

Xét một đoạn mạch gồm điện trở \(R\), cuộn cảm thuần \(L\) và tụ điện \(C\) mắc nối tiếp. Hệ thức giữa các điện áp tức thời trong mạch là

\(u=u_R+u_L+u_C\)

Nếu biểu diễn các điện áp tức thời bằng các vectơ quay thì ta có:

\(\overrightarrow{U}=\overrightarrow{U_R}+\overrightarrow{U_L}+\overrightarrow{U_C}\)

Nhìn vào hình vẽ ta thấy:

\(U^2=U_R^2+\left(U_L-U_C\right)^2\)

Thay \(U_R=IR;U_L=IZ_L;U_C=IZ_C\)

\(I=\dfrac{U}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}=\dfrac{U}{Z}\)

Với \(Z=\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}\) được gọi là tổng trở của mạch.

Định luật Ôm trong mạch có \(R,L,C\) mắc nối tiếp:

Cường độ dòng điện trong một mạch điện xoay chiều có \(R,L,C\) mắc nối tiếp có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng của mạch và tổng trở của mạch.

 

@63306@@63308@

2. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện

Từ hình vẽ ta thấy:

 \(\tan\varphi=\dfrac{U_L-U_C}{U_R}=\dfrac{Z_L-Z_C}{R}\)

Trong đó \(\varphi\) là độ lệch pha của \(u\) đối với \(i\).

  • Nếu \(Z_L>Z_C\) thì \(\varphi>0\): Điện áp sớm pha hơn dòng điện góc \(\varphi\).
  • Nếu \(Z_L< Z_C\) thì \(\varphi< 0\): Điện áp trễ pha hơn dòng điện góc \(\varphi\).

Lưu ý: Nếu \(\varphi\) là độ lệch pha của \(i\) đối với \(u\) thì

\(\tan\varphi=\dfrac{Z_C-Z_L}{R}\)

3. Cộng hưởng điện

Nếu \(Z_L=Z_C\) thì \(\varphi=0\), khi đó:

  • Dòng điện cùng pha với điện áp
  • Tổng trở của mạch \(Z=R\)
  • Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có giá trị lớn nhất và bằng

\(I=\dfrac{U}{R}\)

Đó là hiện tượng cộng hưởng điện.

Điều kiện để có cộng hưởng điện là:

\(Z_L=Z_C\Rightarrow\omega L=\dfrac{1}{\omega C}\)

Hay:

 \(\omega^2LC=1\)

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)