Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 3: Lôgarit

Danh sách bài làm & chấm bài  

1. Khái niệm

a. Định nghĩa

Cho hai số dương $a$, $b$ với $a \ne 1$. Số $\alpha$ thỏa mãn đẳng thức \(a^{\alpha}=b\) được gọi là lôgarit cơ số a của b, kí hiệu là \(\log_ab\)

\(\alpha=\log_ab\Leftrightarrow a^{\alpha}=b\).

Chú ý: Không có lôgarit của số âm và số 0

b. Tính chất

Cho hai số dương $a, b$, $ a \ne 1$ ta có

\(log_a1=0;\) \(log_aa=1;\)
\(a^{log_ab}=b;\) \(log_a\left(a^{\alpha}\right)=\alpha\)

Ví dụ 1. 

@108270674766@

2. Quy tắc tính lôgarit

Cho ba số dương $a$, $b$, $c$ và \(a\ne1\). Ta có:

  • Lôgarit của một tích: \(log_a\left(b.c\right)=log_ab+log_ac\);
  • Lôgarit của một thương: \(log_a\left(\dfrac{b}{c}\right)=log_ab-log_ac\);
  • Lôgarit của một lũy thừa: \(log_ab^{\alpha}=\alpha log_ab\).

Đặc biệt \(log_a\sqrt[n]{b}=\dfrac{1}{n}log_ab.\)

Ví dụ 2.

@108270685613@
@108270683458@

3. Đổi cơ số

Cho ba số dương $a$, $b$, $c$ và \(a\ne1,c\ne1\), ta có \(log_ab=\dfrac{log_cb}{log_ca}\)

Đặc biệt:

  • \(log_ab=\dfrac{1}{log_ba}\) với \(b\ne1\);
  • \(log_{a^{\alpha}}b=\dfrac{1}{\alpha}log_ab\) với \(\alpha\ne0\).

4. Lôgarit thập phân. Lôgarit tự nhiên

+ Lôgarit thập phân: là lôgarit cơ số $10$, $log_{10}b$ thường kí hiệu \(logb\).

+ Lôgarit tự nhiên là lôgarit cơ số $e$, $log_{e}b$ thường kí hiệu \(lnb\).

trong đó, \(e=\lim\limits_{n\rightarrow+\infty}\left(1+\dfrac{1}{n}\right)^n\approx2,718282\).

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)