Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 1: Bất đẳng thức

Danh sách bài làm & chấm bài  

1. Khái niệm bất đẳng thức

Bất đẳng thức là một mệnh đề có dạng "$a>b$" hoặc "$a<b$".

Ví dụ:

a) $2 > 1$;

b) $-7 < -6,25$;

c) \(x^2\ge0\).

 

@108263299626@

+) Mệnh đề "\(a< b\Rightarrow c< d\)" đúng thì bất đẳng thức \(c< d\) được gọi là bất đẳng thức hệ quả của bất đẳng thức \(a< b\).

+) Nếu bất đẳng thức \(c< d\) được gọi là bất đẳng thức hệ quả của bất đẳng thức \(a< b\) và ngược lại thì ta nói hai bất đẳng thức tương đương với nhau và viết là \(a< b\Leftrightarrow c< d\).

+) Để so sánh hai số, hai biểu thức $A$ và $B$ ta xét dấu của hiệu $A-B$

\(A\le B\Leftrightarrow A-B\le0\)

\(A< B\Leftrightarrow A-B< 0\)

2. Tính chất của bất đẳng thức

Để chứng minh một bất đẳng thức ta thường sử dụng các tính chất cho trong bảng sau

Điều kiện Nội dung Tên gọi
  $a<b$ và $b<c$ ⇒ $a<c$ Bắc cầu
  $a<b$ ⇔ $a + c < b+c$ Cộng hai vế bất đẳng thức với một số
$c>0$ $a<b$ ⇔ $ac < bc$ Nhân hai vế bất đẳng thức với một số
$c<0$ $a<b$ ⇔ $ac > bc$
  $a<b$ và $c<d$ ⇒ $a+c < b+d$ Cộng hai vế của hai bất đẳng thức cùng chiều
$a>0,c>0$ $a<b$ và $c<d$ ⇒ $ac < bd$ Nhân hai vế của hai bất đẳng thức cùng chiều
$n \in \mathbb{N}^*$ \(a< b\Leftrightarrow a^{2n+1}< b^{2n+1}\) Nâng hai vế của bất đẳng thức lên một lũy thừa
\(0< a< b\Leftrightarrow a^{2n}< b^{2n}\)
$a>0$ \(a< b\Leftrightarrow\sqrt{a}< \sqrt{b}\) Khai căn hai vế của một bất đẳng thức
  \(a< b\Leftrightarrow\sqrt[3]{a}< \sqrt[3]{b}\)

 

@108263298544@@108263301736@@108262179369@

 

3. Các bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối

Nhắc lại định nghĩa về giá trị tuyệt đối: \(\left|A\right|=\left\{{}\begin{matrix}A\quad\text{nếu }A\ge0\\-A\quad\text{nếu }A< 0\end{matrix}\right..\)

 

@108263125765@

Bảng dưới nêu một số bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối.

 

Điều kiện Nội dung
  \(\left|x\right|\ge0;\left|x\right|\ge x;\left|x\right|\ge-x\)
$a>0$ \(\left|x\right|\le a\Leftrightarrow-a\le x\le a\)
\(\left|x\right|\ge a\Leftrightarrow x\le-a\) hoặc \(x\ge a\)
  \(\left|a\right|-\left|b\right|\le\left|a+b\right|\le\left|a\right|+\left|b\right|\)

 

@108263304173@@108262175433@

 

4. Bất đẳng thức Cô-si

\(\sqrt{ab}\le\dfrac{a+b}{2}\quad\left(a\ge0;b\ge0\right).\)

Đẳng thức \(\sqrt{ab}=\dfrac{a+b}{2}\) xảy ra khi và chỉ khi $a=b$.

Bất đẳng thức Cô-si là một công cụ hữu hiệu trong các bài toán bất đẳng thức, tìm GTLN, GTNN.

Ví dụ: Tổng của một số dương với nghịch đảo của nó lớn hơn hoặc bằng 2.

\(a+\dfrac{1}{a}\ge2,\quad\forall a>0\).

Chứng minh

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho hai số dương $a$ và $\dfrac{1}{a}$ ta có:

\(a+\dfrac{1}{a}\ge2\sqrt{a.\dfrac{1}{a}}=2\).

Dấu bằng chỉ xảy ra khi \(\left\{{}\begin{matrix}a=\dfrac{1}{a}\\a>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow a=1.\)

 

@108263310165@

 

5. Khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất

Xét hàm số $f(x)$ với tập xác định $D$. Ta định nghĩa 

a) $M$ là giá trị lớn nhất của của hàm số $y=f(x)$ \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}f\left(x\right)\le M,\quad\forall x\in D\\\exists x_0\in D,\quad f\left(x_0\right)=M\end{matrix}\right..\)

b) $m$ là giá trị lớn nhất của của hàm số $y=f(x)$ \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}f\left(x\right)\ge m,\quad\forall x\in D\\\exists x_0\in D,\quad f\left(x_0\right)=m\end{matrix}\right..\)

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)