Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lực từ. Cảm ứng từ Các bài giảng

I. Lực từ

1. Từ trường đều

Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

Từ trường đều có thể được tạo ra giữa hai cực của một nam châm hình chữ U.

2. Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện

lực từ

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có

  • phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn
  • độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chay qua dây dẫn.

II. Cảm ứng từ

1. Cảm ứng từ

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng diện đặt vuông góc với  đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

\(B=\dfrac{F}{Il}\)

2. Đơn vị cảm ứng từ

Trong hệ SI đơn vị cảm ứng từ là Tesla (T).

3. Véc tơ cảm ứng từ

 Véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\)  tại một điểm có

  • hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó
  • độ lớn là: \(B=\dfrac{F}{Il}\)

4. Biểu thức tổng quát của lực từ

Lực từ \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên đoạn dây \(l\) mang dòng điện \(I\) đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ là \(\overrightarrow{B}\) có

  • điểm đặt tại trung điểm của \(l\)
  • phương vuông góc với \(l\) và \(\overrightarrow{B}\)
  • chiều tuân theo qui tác bàn tay trái
  • độ lớn \(F=IlB\sin\alpha\) với \(\alpha\) là góc tạo bởi \(\overrightarrow{B}\) và \(l\)

quy tắc bàn tay trái

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)