Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính

Danh sách bài làm & chấm bài  
Giải bài toán về hệ thấu kính Các bài giảng

GIẢI BÀI TOÁN VỀ HỆ THẤU KÍNH

I. HỆ HAI THẤU KÍNH ĐỒNG TRỤC GHÉP CÁCH NHAU

1. Sơ đồ tạo ảnh

Sơ đồ tạo ảnh: \(AB\xrightarrow[d_1;d_1']{L_1}A_1'B_1'\)  \(\xrightarrow[d_2;d_2']{L_2}A_2'B_2'\)

2. Thực hiện tính toán

  • Ảnh A1'B1' có các đặc điểm xác định bởi d1'. Nhưng khi nó đóng vai trò vật với L2 thì các đặc điểm của nó được xác định bởi d2.

         Trong mọi trường hợp, ta luôn có:

\(d_1'+d_2=l\)

  • Số phóng đại ảnh sau cùng:

\(k = \frac{{\overline {{A_2}'{B_2}'} }}{{\overline {AB} }} = \frac{{\overline {{A_2}'{B_2}'} }}{{\overline {{A_1}'{B_1}'} }}.\frac{{\overline {{A_1}'{B_1}'} }}{{\overline {AB} }} = {k_2}.{k_1} \)

II. HỆ HAI THẤU KÍNH ĐỒNG TRỤC GHÉP SÁT NHAU

  • Sơ đồ tạo ảnh: \(AB\xrightarrow[d_1;d_1']{L_1}A_1'B_1'\) \(\xrightarrow[d_2;d_2']{L_2}A_2'B_2'\)

Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát nhau tương đương với một thấu kính L có độ tụ được xác định theo công thức:

\(D = {D_1} + {D_2}\) hay \(\frac{1}{f} = \frac{1}{{{f_1}}} + \frac{1}{{{f_2}}}\)

Khi đó sơ đồ tạo ảnh sẽ là:

\(AB\xrightarrow[d_1;d_2']{L}A_2'B_2'\)

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)