Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Ôn tập chương II

Danh sách bài làm & chấm bài  
Ôn tập chương II Các bài giảng

1. Dòng điện

  • Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.

\(I=\dfrac{\Delta q}{\Delta t}\)

 

Với dòng điện không đổi: \(I=\dfrac{q}{t};\)  \(1A=\dfrac{1C}{1s}=1C/s.\)

  • Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

\(A=UIt\)

  • Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch. Công suất điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của lực điện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

\(P=\dfrac{A}{t}=UI\)

  • Công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó.

\(P=\dfrac{Q}{t}=\dfrac{RI^2t}{t}=RI^2\)

 

2. Nguồn điện

Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch.

  • Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nó.

\(E=\dfrac{A}{q}\)

  • Các pin điện hóa có cấu tạo chung gồm hai cực có bản chất hóa học khác nhau, được ngâm trong chất điện phân. Do tác dụng hóa học, các cực của pin điện hóa được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế.

Acquy là một nguồn điện hóa học hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch.

  • Công của nguồn điện cũng là công của dòng điện chạy trong toàn mạch và chính là điện năng tiêu thụ trong toàn mạch:

\(A_{ng}=Eq=EIt\)

Công suất của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó:

\(P_{ng}=\dfrac{A_{ng}}{t}=EI\)

 

3. Định luật Ôm đối với toàn mạch

Cường độ dòng điện chạy trong mạch: 

\(I=\dfrac{E}{R_N+r}\)

Suất điện động của nguồn điện bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong

\(E=IR_N+Ir\)

 

4. Ghép các nguồn điện thành bộ

  • Bộ nguồn nối tiếp

\(E_b=E_1+E_2+...+E_n\)

\(r_b=r_1+r_2+...+r_n\)

  • Bộ nguồn song song

Nếu n nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r được mắc song song thì

\(E_b=E;r_b=\dfrac{r}{n}\)

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)