Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Lập dàn ý bài văn nghị luận

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

I. TÁC DỤNG CỦA VIỆC LẬP DÀN Ý

- Lập dàn ý là lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai thành 3 phần.

- Tác dụng:

+ Giúp người đọc bao quát được nội dung chủ yếu của những luận điểm, luận cứ, phạm vi và mức độ nghị luận. 

=> Tránh tình trạng lạc đề, lặp ý, bỏ sót ý. 

+ Giúp người viết phân phối thời gian viết bài cho hợp lí.

II. CÁCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Tìm hiểu cho bài văn.

a. Xác định luận đề.

b. Xác định luận điểm.

c. Tìm luận cứ cho các luận điểm.

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận. (trực tiếp hoặc gián tiếp)

b. Thân bài

- Sắp xếp và trình bày từng luận điểm, luận cứ, có dẫn chứng phù hợp.

- Trình bày khoa học, luận điểm sáng rõ.

c. Kết bài: khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận và nêu ra quan điểm, đánh giá, suy nghĩ của bản thân về vấn đề.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Dàn ý cho đề văn trên:

a. Mở bài: Giới thiệu lời dạy của Hồ Chủ tịch và nội dung cơ bản.

b. Thân bài:

- Giải thích khái niệm tài và đức.

- Nêu mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi người.

- Chứng minh:

+ Có tài mà không có đức là người vô dụng.

+ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

- Biện pháp để rèn luyện tài và đức.

c. Kết bài: Bài học: Trong quá trình rèn luyện, cần phải thường xuyên hướng đến sự hoàn thiện cả tài và đức.

Câu 2:

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

Dàn ý:

a. Mở bài:

- Chỉ ra những khó khăn mà con người thường gặp trong cuộc sống.

- Chỉ ra hiện tượng và câu tục ngữ được nhắc tới trong đề bài.

b. Thân bài:

* Giải thích: Câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn":

- "Cái khó": những khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống.

- "": sự kìm hãm, trói buộc.

- "Cái khôn": khả năng suy nghĩ, sáng tạo, giải quyết vấn đề của con người.

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế và kìm hãm con người phát huy tài năng, sự sáng tạo của mình.

* Bàn luận, chứng minh:

- Mặt đúng: quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhận thường chịu tác động của hoàn cảnh khách quan.

- Mặt chưa đúng: câu tục ngữ còn phiến diện, khiến có người nương/ vin vào đó mà dễ dàng bỏ cuộc, nản lòng. Trên thực tế, nhiều người đứng trước khó khăn vẫn có thể nỗ lực vươn lên để giải quyết và vượt qua.

- Câu tục ngữ nêu ra bài học cho con người:

+ Trước khi suy tính vấn đề gì cũng cần tính đến những điều kiện khách quan để hạn chế tối đa sự phụ thuộc của vấn đề đó vào yếu tố bên ngoài.

+ Trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt sự nỗ lực, ý chí, nghị lực lên hàng đầu để vượt qua những khó khăn.

c. Kết bài:

- Trước hoàn cảnh khó khăn, càng cần phải quyết tâm để khắc phục và vượt qua.

- Cần có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành môi trường để rèn luyện bản lĩnh, nâng cao năng lực của mỗi người.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)