Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Các thao tác nghị luận

Danh sách bài làm & chấm bài  
Kiến thức cần nhớ Các bài giảng

I. KHÁI NIỆM

1.

- Trong thực tế, từ "thao tác" vẫn hay được sử dụng: thao tác vận hành máy móc; thao tác làm gốm; thao tác làm hoa, đan len; thao tác thiết kế,....

- "Thao tác" là việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

2. So sánh:

- Tương đồng: Thao tác nghị luận cũng giống các thao tác khác: có trình tự, có yêu cầu nhất định.

- Khác biệt: thao tác nghị luận là trình bày những suy nghĩ, lập luận của bản thân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

Còn các thao tác kia là dùng hành động, động tác trực tiếp tạo ra sản phẩm.

II. MỘT SỐ THAO TÁC NGHỊ LUẬN CỤ THỂ

1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

a. Thứ tự điền là:

(1) Tổng hợp: là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

(2) Phân tích: là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ, kĩ càng.

(3) Quy nạp: là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

(4) Diễn dịch: là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về sự vật, hiện tượng riêng.

b. 

- Trong lời tựa Trích diễm thi tập, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích. Nhằm làm rõ luận điểm: "Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do". Tác giả đã đưa ra từng lí do và dẫn chứng cho những lí do ấy.

- Đoạn trích trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

+ Câu 1, 2: tác giả sử dụng thao tác phân tích để xem xét mối quan hệ giữa hiền tài và sự phát triển đất nước.

+ Câu 2, 3: tác giả sử dụng thao tác diễn dịch: từ luận điểm "hiền tài là nguyên khí của quốc gia", tác giả đã đưa ra lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để người đọc thấy được tầm quan trọng của việc phải coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, bồi đắp nguyên khí cho đất nước.

c. 

- Trong tựa Trích diễm thi tập, tác giả dùng thao tác tổng hợp nhằm đúc kết lại những ý bộ phận, đưa ra kết luận chung về lí do khiến thơ văn không lưu truyền được hết ở đời.

- Trong Hịch tướng sĩ, tác giả đã sử dụng thao tác quy nạp. Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng và đi đến kết luận: "Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mìn vì nước, đời nào không có?" => khiến câu kết luận có sức thuyết phục mạnh mẽ về cả lí trí và tình cảm.

d. 

- Nhận định 1: "Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết".

=> Chỉ đúng khi diễn dịch chính xác và đưa ra kết luận chính xác. Nếu không sẽ trở thành đoạn tổng-phân-hợp, hoặc đoạn quy nạp.

- Nhận định 2: "Thao tác quy nạp luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực."

=> Không phải đoạn quy nạp nào cũng đưa ra được kết luận chắc chắn, xác thực. Điều đó còn tùy thuộc vào những dẫn chứng chứng minh được triển khai ở trên.

- Nhận định 3: "Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích".

=> Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu sự vật, hiện tượng mới hoàn chỉnh.

2. Thao tác so sánh

a. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

- Tác giả sử dụng thao tác so sánh: so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ xưa tới nay.

- Câu văn "Những cử chỉ cao quý đó..." nhằm nhấn mạnh lòng yêu nước ở mọi thời, nghĩa là nhấn mạnh sự giống nhau.

b. Đoạn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí, thao tác so sánh gồm 2 loại chính: so sánh để thấy điểm giống và so sánh để thấy sự khác nhau.

c.

- Quan điểm "Mọi sự so sánh đều khập khiễng" là sai vì: so sánh để nhằm thấy được điểm tương đồng khác biệt giữa các sự vật => so sánh không nhằm hạ bệ hay suy tôn sự vật nào hơn, vì vậy cần xem xét trên sự toàn diện, toàn cục, tránh tư tưởng so sánh phiến diện, tiêu cực.

- Những điểm cần chú ý để có thể so sánh đúng cách (thứ tự chọn là 1, 3, 4):

+ Những đối tượng được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt nào đó.

+ Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức bản chất của vấn đề.

+ Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật đều được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)