Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Khái quát lịch sử tiếng Việt

Danh sách bài làm & chấm bài  
Kiến thức cần nhớ Các bài giảng

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

a. Nguồn gốc tiếng Việt

- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa.

- Tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và quá trình phát triển của dân tộc Việt.

b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer.

- Từ dòng Môn - Khmer tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt Cổ).

- Cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường.

- Tiếng Việt và tiếng Mường có sự tương đồng nhau về ngữ âm và ngữ nghĩa:

Tiếng Việt          Tiếng Mường

   ngày                        ngài

   mưa                        mươ 

   trong                        tlong

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

- Tiếng Việt có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác trong quá trình phát triển. Ví dụ như với tiếng Thái, tiếng Hán.

=> Do hoàn cảnh lịch sử và chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc mà tiếng Việt có sự tiếp xúc mạnh mẽ với tiếng Hán.

- Để phát triển, tiếng Việt đã vay mượn từ ngữ tiếng Hán bằng nhiều cách thức: việt hóa âm đọc, rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố,...

- Ví dụ: 

sĩ diện       (Hán + Hán)

bao gồm    (Hán + Việt)

sống động (Việt + Hán)

3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ

- Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn nên việc học chữ Hán, ngôn ngữ Hán phát triển mạnh. Tuy nhiên theo xu hướng Việt hóa chữ Hán.

- Chữ Nôm ra đời, khẳng định được ưu thế của mình trong sáng tác văn thơ.

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.

- Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn.

- Cùng quá trình truyền giáo của giáo sĩ phương Tây, chữ quốc ngữ ra đời và phát triển.

- Xuất hiện những từ ngữ, thuật ngữ vay mượn và pha trộn cả tiếng Pháp và tiếng Hán. 

5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây (chủ yếu là tiếng Pháp) như: acide -> axit, amibe -> a-míp,...

- Vay mượn thuật ngữ khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Hán Việt) như: sinh quyển, môi sinh,...

- Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng) như: vùng trời (vốn là từ không phận), thiếu máu (vốn là từ bần huyết),...

II. CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆT

- Chữ viết là công cụ đắc lực cho hoạt động ngôn ngữ - văn hóa. 

- Từ xa xưa đến nay, dân tộc Việt Nam có các loại chữ viết sau:

+ Chữ viết của người Việt cổ từ thời Văn Lang - Âu Lạc (theo truyền thuyết và dã sử), được ghi lại trong sử sách Trung Quốc là loại chữ trông như "đàn nòng nọc đang bơi".

+ Chữ Hán (khoảng thế kỉ X, gắn với quá trình đồng hóa và đô hộ của phong kiến phương Bắc).

+ Chữ Nôm (khoảng thế kỉ XIII).

+ Chữ La-tinh, còn gọi là chữ Quốc ngữ (khoảng thế kỉ XVII).

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)