Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha

Danh sách bài làm & chấm bài  
Động cơ không đồng bộ ba pha Các bài giảng

I. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ

  • Giả sử có một nam châm chữ U quay đều xung quanh trục thẳng đứng \(\Delta\). Các vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) luôn vuông góc với \(\Delta\). Từ trường của nam châm lúc này là một từ trường quay.
  • Đặt trong từ trường quay đó khung dây dẫn cứng \(MNPQ\) có thể quay tự do quanh trục \(\Delta\)
  • Ở vị trí ban đầu, từ thông qua khung là

 \(\phi=BS=\phi_0\)

  • Khi \(\overrightarrow{B}\) quay, từ thông qua khung là

\(\phi=BS\cos\alpha< \phi_0\)

  • Trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng \(i\) và khung dây dẫn có dòng điện \(i\) lại nằm trong từ trường, nên từ trường sẽ tác dụng lên khung một ngẫu lực làm cho khung quay.
  • Theo định luật Len-xơ, chiều của dòng điện cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ trường, do đó khung sẽ quay nhanh dần, "đuổi theo" từ trường.
  • Khi tốc độ góc của khung tăng lên thì tốc độ biến thiên từ thông giảm đi, cường độ dòng điện cảm ứng \(i\) và momen ngẫu lực từ giảm đi.
  • Khi momen ngẫu lực từ cân bằng với momen ngẫu lực cản thì khung sẽ quay đều.

\(\Rightarrow\) Khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ nhỏ hơn.

Động cơ hoạt động theo nguyên tắc này gọi là động cơ không đồng bộ.

@64434@@64436@

II. Động cơ không đồng bộ ba pha

Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.

Cấu tạo:

  • Rôto là khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay.
  • Stato là bộ phận tạo nên từ trường quay, gồm ba cuộn dây giống hệt nhau đặt tại ba vị trí nằm trên một đường tròn, hợp với nhau góc 120o.

Nguyên tắc hoạt động:

  • Khi cho dòng ba pha đi vào ba cuộn dây thì từ trường tổng hợp do ba cuộn dây tạo ra ở tâm O là từ trường quay.
  • Rôto lồng sóc nằm trong từ trường quay sẽ bị quay theo với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Chuyển động  quay của rôto được sử dụng để làm quay các máy khác.

Hiệu suất của động cơ:

\(H=\dfrac{P_i}{P}\)

Trong đó:

  • \(P_i\) là công suất cơ học động cơ sinh ra
  • \(P\) là công suất tiêu thụ của động cơ
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)