Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đề thi năm 2018 - 2019

ĐỀ THI THỬ VÀO CHUYÊN AMSTERDAM

Thời gian: 120 phút

Phần 1(4,0 điểm):

… Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

(Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô Gia Văn Phái, Ngữ văn 9, tập một)

a. Đoạn trích trên là lời của Quang Trung nói với ai? Câu nói đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào? (0,5 điểm)

b. Trong câu văn Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn đó

c. Em hãy viết một đoạn Tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về hình tượng hoàng đế - anh hùng dân tộc Quang Trung được khắc họa được khắc họa trong đoạn văn bản trên. Yêu cầu đoạn văn có dung lượng khoảng 15 câu, trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch 1 gạch), một câu chứa thành phần khởi ngữ (gạch 2 gạch) (2,5 điểm)

d. Hãy kể tên 2 tác phẩm, trích đoạn văn học trung đại trong chương trình Ngữ Văn THCS viết về chủ đề chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. (0,5 điểm)

Phần 2 (6,0 điểm):

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương lúa

Tất cả như hối hả

Tất cả như xông xao…

 

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

a. Đoạn thơ trên được trích từ trong tác phẩm nào? Bài thơ do ai sáng tác? (0,5 điểm)

b. Theo em ý nghĩa của từ “mùa xuân” trong đoạn thơ trên có giống ý nghĩa của từ “mùa xuân” trong 2 câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời” hay không? Vì sao? (1,0 điểm)

c. Theo em, có nên thay từ “xôn xao” trong câu thơ “Tất cả như xôn xao” bằng từ “lao xao” không? Hãy giải thích rõ lí do (0,5 điểm)

d.Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ trên, trình bày bằng một đoạn văn khoảng 15 câu (2,0 điểm)

e. Từ những vẫn thơ “hối hả” “xôn xao” về mùa xuân lao động dựng xây đất nước ở trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi luận bàn về mối quan hệ giữa lao động và niềm vui của con người trong cuộc sống (2,0 điểm)

Đề thi này hiện chưa có hướng dẫn
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)