Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh

- Tính chuẩn xác là mục đích cần đạt được để cung cấp cho người đọc những tri thức bổ ích, khách quan, mới mẻ về đối tượng.

- Để đạt được tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh, cần chú ý một số điểm sau:

+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.

+ Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo (tài liệu từ nguồn trích dẫn đáng tin cậy) về vấn đề cần thuyết minh.

+ Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới, những thay đổi của đối tượng.

2. Luyện tập

a. Việc nhận xét về chương trình THPT: "Ở lớp 10 THPT, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)".

=> Viết như vậy không chuẩn xác, vì:

- Trong chương trình môn văn THPT ở lớp 10, thể loại dân gian các em được học còn là: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười. Nhưng không có bài về câu đố.

- Trong chương trình môn Ngữ Văn THPT, học sinh còn được học nhiều thể loại khác của văn học trung đại như Bình Ngô đại cáo, Phú sông Bạch Đằng, Truyện Kiều,...

b. Phần gạch chân là điểm chưa chuẩn xác trong câu văn:

Gọi "Đại cáo bình Ngô" là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.

=> "Thiên cổ hùng văn" là áng văn hùng tráng được lưu truyền nghìn đời.

c. Văn bản trên chủ yếu nói về thân thế, cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên không thể sử dụng để thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở khía cạnh một nhà thơ. 

Muốn thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh khiêm cần có nội dung về sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác,...

II. TÍNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

- Văn bản thuyết minh cần có tính hấp dẫn để thu hút người đọc.

- Một số biện pháp khiến văn bản thuyết minh trở nên hấp dẫn:

+ Đưa ra chi tiết cụ thể, sinh động, số liệu chính xác.

+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt của đối tượng, khiến người đọc ấn tượng.

+ Kết hợp sử dụng nhiều kiểu câu để bài thuyết minh linh hoạt, không đơn điệu.

+ Nên phối hợp nhiều loại tri thức về đối tượng để đối tượng thuyết minh được soi chiếu từ nhiều mặt.

2. Luyện tập

(1) Tác giả đã lấy dẫn chứng có thật về nghiên cứu của nhà khoa học ở trường Đại học. Thông qua việc nghiên cứu về những con chuột bạch, quan sát trẻ em, tác giả đã đưa ra luận cứ và dẫn chứng thuyết phục cho luận điểm: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng sự kìm hãm.

(2) Tác giả đã chứng minh Hồ Ba Bể là thắng cảnh nổi tiếng của cả nước bằng cách kể lại truyền thuyết về vùng đất này: "Sự tích hồ Ba Bể" nhằm:

- Cung cấp cho người đọc những sự tích, truyền thuyết lịch sử gắn với thắng cảnh.

- Khiến cho thắng cảnh mang màu sắc kì ảo, thần tiên, hấp dẫn người đọc, người nghe.

III. LUYỆN TẬP

Đoạn văn thuyết minh trên hấp dẫn vì:

- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: ngắn, dai, nghi vấn, cảm thán.

- Dùng thủ pháp so sánh giàu hình ảnh, giàu liên tưởng: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "Làn sương mỏng như bức tranh mực tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ trong rừng mùa thu"...

- Bộc lộ cảm xúc hồn nhiên: "Trông mà thèm quá", "có ai lại đừng vào ăn cho được",...

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)