Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

Câu 1: Nguyễn Du đồng cảm sâu sắc với số phận nàng Tiểu Thanh vì?

- Nàng là người con gái tài sắc (có tài về thơ phú văn chương) nhưng phải chịu cuộc đời éo le, bi kịch: phải làm lẽ, bị cuộc đời vui dập, trước tác đều bị vợ cả đốt, chỉ còn lại dở dang.

Số phận hẩm hiu của nàng Tiểu Thanh cũng từng được Thanh Tâm Tài Nhân nhắc tới trong Kim Vân Kiều truyện ở hồi I. Đây chính là tác phẩm gợi cảm hứng để Nguyễn Du viết nên kiệt tác Truyện Kiều. Cũng bởi đó mà Nguyễn Du viết nên Độc Tiểu Thanh kí.

- Nguyễn Du quan tâm và có sự đồng cảm sâu sắc với thân phận những người phụ nữ. Ông từng quan niệm những người tài hoa thì thường bạc mệnh. Người có tài năng thường chịu cuộc đời không mấy êm đẹp. Vì thế mà đồng cảm với nàng Tiểu Thanh cũng là điều tất yếu.

Câu 2:

Câu thơ nguyên tác "Cổ kim hận sự thiên nan vấn" được dịch là "Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi". Hai chữ "hận sự" được dịch là "nỗi hờn" chưa diễn tả được mối hận "cổ kim". Đó không chỉ làm sự hờn giận hờn dỗi mà còn là nỗi oán hận đối với sự dập vùi của cuộc đời đối với những kiếp người tài hoa. Bất công ấy không chỉ đến với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh mà còn đến với bao người (Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,...).

Người xưa hay kêu trời mỗi khi có điều gì uất ức, đau đớn. Tác giả viết câu "Cổ kim hận sự thiên nan vấn" có nghĩa là "Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được". Nỗi hận ấy là mối hận kim cổ, vẫn là câu hỏi lớn đến nỗi hỏi trời cũng không thấu, không có lời giải đáp. Câu thơ thể hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước thực tế vô lí: người có tài lại bất hạnh.

Câu 3

Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó thể hiện Nguyễn Du là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo sâu sắc mà nói như Mộng Liên Đường, nhà phê bình văn học thế kỉ XIX thì Nguyễn Du là người "có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời."

Câu 4

Bài thơ có kết câu 4 phần: đề, thực, luận, kết:

- 2 câu đề: tả cảnh để kể việc. Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tưởng đến cuộc đời đổi thay. Câu thơ cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ, đó là xuất phát từ "di cảo" còn lại của nàng Tiểu Thanh.

- 2 câu thực: nêu lên suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấnvăn chương, hiện thân cho vẻ đẹp và tài năng.

- 2 câu luận: liên hệ từ thân phận nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử, trong đó có nhà thơ.

- 2 câu kết: tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)