Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

Câu 1: Những động từ diễn tả trạng thái cảnh ngày hè là:

- Động từ "rồi": được hiểu theo hai nghĩa: Một là, nhà rỗi quá. Hai là diễn tả một khoảng trống, sự trống rộng. Vì từ "ngày trường" đã bổ nghĩa cho sự "rồi" ở trên. Tráng trí bốn phương trời của nhân vật trữ tình nên mới thấy ngày dài quá, cái dài ủ dột của tâm trạng thấm đẫm câu thơ.

- Động từ "đùn đùn", "rợp giương" (hòe), "phun" (lựu), "tiễn" (sen) diễn tả trạng thái vận động, tồn tại mãnh liệt của sự vật:

+ "Đùn đùn" diễn tả sự vận động của một nguồn sống mãnh liệt, sôi trào.

+ "Rợp giương" diễn tả sự che rợp bóng của cây hòe.

+ "Phun": nói về sức sống, sự bung nở tựa hồ của cơn mưa hoa lựu.

+ "Tiễn": ngát mùi hương. Đây là mùi hương đậm đặc, có tác động mạnh đến khứu giác.

=> Khắc họa bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tạo ra sự thôi thúc bên trong, tràn trề muốn bung tỏa, phô diễn hết ra bên ngoài.

Câu 2: Phân tích sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, giữa cảnh vật và con người của cảnh vật:

* Về âm thanh:

- "Lao xao chợ cá": âm thanh của làng chài - dấu hiệu của sự sống tươi vui. Âm thanh ấy từ xa vọng lại - sự cảm nhận tinh tế và tấm lòng luôn hướng đến con người và cuộc sống của Nguyễn Trãi.

- "Dắng dỏi cầm ve": tiếng ve kêu inh ỏi như tiếng đàn. -> Âm thanh gợi sự rộn rã, tươi vui.

=> Bức tranh thiên nhiên được tô vẽ bởi những âm thanh tươi vui, sôi động.

* Về màu sắc:

- "Hòe lục": màu xanh sẫm của lá hòe.

- "Thạch lựu": màu đỏ của hoa lựu.

- "Hồng liên trì": sắc hồng của đóa sen dưới ao.

=> Bức tranh thiên nhiên được tô vẽ bởi những màu sắc ấm. Gam màu lạnh của lá hòe làm nổi bật sắc đỏ của hoa lựu và sắc hồng của hoa sen. Bức tranh thiên nhiên hiện lên hài hòa và tràn đầy sức sống, sum vầy và quấn quýt với nhau.

Câu 3: Nhà thơ đã huy động mọi giác quan để cảm nhận bức tranh thiên nhiên:

- Thị giác: để cảm nhận màu sắc của hòe, lựu, sen.

- Khứu giác: để cảm nhận hương sen thơm.

- Thính giác: âm thanh tiếng ve, tiếng chợ cá làng chài từ xa.

- Thính giác và sự liên tưởng: tiếng ve inh ỏi như tiếng đàn.

=> Nguyễn Trãi có sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên cảnh vật và cuộc sống con người.

Câu 4:

- Hai câu thơ cuối cho thấy tư tưởng nhập thế, nặng lòng với nhân dân và đất nước của Nguyễn Trãi.

- Câu thơ cuối có sự thay đổi đột ngột về âm điệu, chuyển từ câu thất ngôn (bảy chữ) thành câu lục ngôn (6 tiếng) thể hiện sự dồn nén cảm xúc của tác giả. Chứng kiến cảnh cuộc sống no đủ, hạnh phúc (6 câu trên) mà Nguyễn Trãi muốn như vua Nghiêu, vua Thuấn, đem đàn gảy khúc Nam phong để đất nước mãi thái bình, thịnh trị. Đó là khát vọng cao cả, đẹp đẽ của một con người hết lòng vì nước.

Câu 5:

Cảm hứng chủ đạo trong bài Cảnh ngày hè bao gồm cả 3 cảm hứng:

- Lòng yêu thiên nhiên.

- Lòng yêu đời, yêu cuộc sống.

- Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Bởi chính cảm hứng về bức tranh thiên nhiên đầy sức sống hòa quyện với bức tranh về cuộc sống no ấm, hạnh phúc của nhân dân khiến Nguyễn Trãi nảy sinh lòng yêu đời, yêu cuộc sống. Và cảm hứng về lòng yêu đời, yêu cuộc sống khiến Nguyễn Trãi đất nước mãi thái bình, yên ổn, nhân dân mãi hạnh phúc, ấm no như vậy.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)