Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Ca dao hài hước

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

Câu 1.

a. Việc dẫn cưới và thách cưới có chỗ khác thường bởi đây vốn là chuyện hệ trọng, có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi con người. Nhưng ở đây lại có những lễ vật thách cưới: chuột, khoai lang. Thực chất, đây là màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.

- Lời của chàng trai: Để cưới nàng, chàng trai có những dự định thật to tát: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò nhưng đều không thực hiện được:

+ Dẫn voi => Sợ quốc cấp.

+ Dẫn trâu => Sợ họ máu hàn.

+ Dẫn bò => Sợ họ nhà nàng co gân.

Nên cuối cùng chàng trai quyết định dẫn con thú bốn chân đó là chuột.

=> Lí lẽ rất hóm hỉnh, đáng yêu.

- Lời đối đáp của cô gái cũng rất ứng. Thách cưới mà thách cả "một nhà khoai lang". 

=> Có thể thấy tiếng cười về cái nghèo, cái đói khiến con người trở nên lạc quan, yêu đời, ham sống hơn.

b. Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ:

- Lối nói khoa trương, phóng đại. (dẫn voi, dẫn bò...)

- Lối nói giảm dần: (voi -> trâu -> bò -> chuột; củ to -> củ nhỏ -> củ rím, củ hà)

- Cách nói đối lập, phủ định:

+ dẫn voi - sợ quốc cấm

+ dẫn trâu - sợ họ máu hàn

+ dẫn bò - sợ họ co gân

+ dẫn lợn gà - khoai lang

- Chi tiết hài hước, giàu liên tưởng: miễn là thú bốn chân (từ voi thành chuột)

Câu 2

- Tiếng cười trong bài 1 là tiếng cười đùa vui, tiếng cười lạc quan. Còn tiếng cười trong bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biếm, phê phán xã hội.

- Tiếng cười trào lộng ấy nhằm hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nội bộ nhân dân.

- Vẻ đẹp riêng của mỗi bài:

+ Bài 2: Chế giễu hạng đàn ông yếu đuối, không làm nên nghề nghiệp gì. Bài ca dao sử dụng lối nói khoa trương, phóng đại để tạo nên tiếng cười hài hước, châm biếm.

+ Bài 3: Chế giếu hạng đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng phép so sánh tạo nên sự đối lập giữa "chồng người" với "chồng em", khiến người đàn ông là "chồng em" hiện lên thảm hại, ăn bám vợ.

+ Bài 4: Chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Nghệ thuật phóng đại tạo nên tiếng cười hài hước, lời châm biếm nhẹ nhàng đối với loại phụ nữ đỏng đảnh.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các bài ca dao hài hước là:

- Cường điệu, phóng đại, tương phản, đối lập.

- Khắc họa nhân vật điển hình bằng những chi tiết có giá trị khái quát cao.

- Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy, sâu cay.

- Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, thú vị.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)